FAQ

Nhằm giúp khách hàng làm web phù hợp với chi phí thấp nhất, quý khách vui lòng tham khảo các câu hỏi đáp thường gặp khi làm web. Để tránh hiểu lầm, vui lòng đọc kĩ thông tin bên dưới.

1. AMP là gì?

a. Tham khảo: Website của bạn có cần AMP không?

b. Đặc điểm AMP (Accelerated Mobile Pages):
– Giúp tối ưu hóa trải nghiệm và tốc độ tải trang của website
– Được cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ từ Google
– Chỉ sử dụng được với các trang xuất hiện trên kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google
– Nội dung của website được lưu giữ trực tiếp trên Google Cache

c. Ưu điểm của AMP:
– Giúp 100% khách hàng truy cập website bằng mobile từ kết quả tìm kiếm tự nhiên trên Google hài lòng
– Giúp website tải cực nhanh chỉ dưới 1 giây trên mobile theo tiêu chuẩn của Google
– Tăng trải nghiệm người dùng. Khiến người dùng dễ dàng truy câp website nhanh hơn.
– Ảnh hưởng trưc tiếp đến xếp hạng vị trí trên mobile của Google
– Hỗ trợ SEO vì Google sẽ ưu tiên các site có AMP
– Cải thiện hiệu suất và giảm tải cho máy chủ chính đang lưu trữ website.

d. Nhược điểm của AMP:
– Cài đặt các bộ mã nhúng như Google Analytic, GTM hơi phức tạp
– Phải xây dựng riêng một bản giao diện mobile
– Vấn đề về tỉ lệ thoát cao trên AMP sẽ được xử lý nếu xây dựng giao diện website cho AMP có UX/UI tốt nhưu giao diện mobile thường.

 

2. Website doanh nghiệp là gì?

Website doanh nghiệp đóng vai trò là một văn phòng trên mạng Internet – nơi giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp đến với người tiêu dùng.

Văn phòng đó mở cửa 24/24 và cho phép khách hàng của bạn có thể truy cập ở bất kỳ nơi đâu, bất cứ lúc nào để tìm kiếm thông tin, xem, mua sản phẩm dịch vụ của bạn. Có thể coi Website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng, đối tác trên Internet.

3. Hiện nay phổ biến các loại Landing Page nào?

Có rất nhiều loại Landing page được sử dụng trên thị trường, nhưng phổ biến nhất là 3 loại sau:

  • Landing page để bán hàng: là loại trang đơn được tạo ra nhằm thuyết phục khách hàng thực hiện hành vi mua hàng ngay lập tức. Bởi mục tiêu của loại trang này chỉ là bán hàng, nên loại này thường được gọi là Sale page. Ở Việt Nam, Sale page được sử dụng phổ biến nhất.
  • Landing page để thu thập thông tin (có các tên gọi khác là Lead generation landing page hoặc Squeeze page): thường gồm các lời kêu gọi khách hàng hãy điền họ tên, số điện thoại hoặc email để nhận được một lợi ích nào đó ví dụ voucher, điểm thưởng, quyền truy cập trang tiếp theo,…
  • Landing page tăng tỉ lệ chuyển đổi: dùng như một trang trung gian giữa kênh quảng cáo và website chính của bạn, nhằm cung cấp thêm thông tin để thúc đẩy khách hàng quyết định thực hiện hành vi chuyển đổi có lợi cho doanh nghiệp.

Mỗi một thể loại landing page sẽ có thiết kế khác nhau và cách viết thông điệp khác nhau.

4. Vai trò của Website bán hàng trong thời đại 4.0 là gì?

Website bán hàng hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm tới người tiêu dùng một cách xuyên suốt và nhanh chóng. Doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ một cách sinh động, lôi cuốn và và dễ dàng nhằm thu hút được nhiều tương tác với khách hàng nhất.

Trên website bán hàng, các hoạt động mua bán cũng diễn ra hết sức đơn giản. Với sự hỗ trợ của hàng loạt các công nghệ tương tác và thanh toán ngày nay thì chỉ cần ngồi tại chỗ và sử dụng một cú click chuột, khách hàng của chúng ta đã có thể mua ngay món hàng mình ưng ý và không phải mất quá nhiều thời gian.

5. Tại sao chúng ta cần có một Website doanh nghiệp?

Website thực sự là một kênh kinh doanh mới, hiệu quả và rất kinh tế cho các Doanh Nghiệp ở Việt Nam trong những năm gần đây. Website giúp quảng bá về sản phẩm/doanh nghiệp với chi phí thấp và tiện lợi (24h/ngày, 7 ngày/tuần). Bên cạnh đó kinh doanh qua mạng còn mở rộng cơ hội tìm kiếm khách hàng, đối tác không chỉ trong nước mà trên phạm vi toàn cầu.

Vậy còn chần chờ gì mà không xây dựng riêng cho mình một website doanh nghiệp thật ấn tượng.

6. Tại sao bạn nên có một Landing Page?

Vì Landing Page giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng viếng thăm, tới khách hàng quan tâm và phát sinh đơn hàng rất cao.

Landing Page cho một sản phẩm cụ thể hoặc một chiến dịch marketing chỉ tập trung vào một mục đích duy nhất, đó là kêu gọi khách hàng đưa ra quyết định mua hàng một cách nhanh nhất. Hầu hết khách truy cập rất thiếu kiên nhẫn và sẽ rời khỏi trang web trong vòng vài giây nếu bạn không củng cố thông điệp của mình với tiêu đề và nội dung phù hợp.

7. Tại sao chúng ta cần nhiều CTA trên Landing Page?

Landing page giúp khách hàng tiềm năng chuyển từ quan tâm sang hành động. Vì lý do này, các Landing page sẽ hoạt động tốt hơn nếu bạn bổ sung nhiều CTA dẫn dắt khách hàng theo dõi và thực hiện theo từng bước.

Có nhiều nhóm CTA khác nhau, ví dụ: nhóm CTA khuyến khích chuyển đổi trực tiếp, nhóm CTA để mọi người đọc nhiều nội dung hơn trên trang của bạn,…

Ngoài ra, cần các ý tưởng tốt để làm cho CTA của bạn nổi bật; có thể kể đến như dùng màu sắc tương phản, vị trí hợp lý,… CTA thiết kế tốt sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy và làm bước tiếp theo đến khi thực hiện chuyển đổi của họ trên Landing page.

8. Website bán hàng là gì?

Website bán hàng đóng vai trò như một cửa hàng trên mạng Internet – nơi giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, thông tin, hình ảnh đến với người tiêu dùng. Cửa hàng đó mở cửa 24/7 và cho phép khách hàng của bạn có thể truy cập ở bất kỳ nơi đâu, bất cứ lúc nào để tìm kiếm thông tin, xem, mua sản phẩm dịch vụ của bạn.

9. Thiết kế web có lợi ích gì cho doanh nghiệp?

  • Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí: Chi phí quảng cáo, chi phí nhân công, mặt bằng…
  • Quảng bá ở thị trường toàn cầu, cơ hội liên kết và hợp tác làm ăn trên mạng rất lớn, ở phạm vi quốc tế.
  • Sử dụng Website dễ dàng thu thập thông tin phản hồi từ phía khách hàng
  • Việc kinh doanh của bạn sẽ mở cửa 24 tiếng một ngày. Điều này có nghĩa là khách hàng của bạn có thể mua hàng bất cứ lúc nào.
  • Tương tác tốt với khách hàng: Hỗ trợ, tư vấn, đặt hàng…
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu về một doanh nghiệp hiện đại và chuyên nghiệp.

10. Website có thể hoạt động tốt trên máy tính và mobile không?

Tất cả các mẫu Website của ThietKeWebWP được thiết kế để hiển thị tốt thông tin trên cả PC và các thiết bị di động. Nên Website của quý khách sẽ được hiển thị tốt trên máy tính, các thiết bị di động và máy tính bảng.

11. Làm sao để Website đạt vị trí cao trên Google?

Muốn Website đạt được vị trí cao trên máy tìm kiếm, bạn cần phải tối ưu hóa Website (hay còn gọi là làm SEO). Tức là Website phải:

  1. Thân thiện với các bộ máy tìm kiếm
  2. Nội dung của Website phải có giá trị và hữu ích đối với người dùng.

12. Nên đầu tư cho dịch vụ thiết kế Website bao nhiêu là hợp lý?

Để xác định được ngân sách đầu tư xây dựng website một cách hiệu quả, bạn cần nắm rõ 2 vấn đề:

  1. Mục đích xây dựng website để làm gì?
  2. Các tính năng cần thiết mà website bạn cần phải có?

Khi đăng kí nhận báo giá tại ThietKeWebWP bạn cần nêu rõ hai vấn đề này, từ đó chúng tôi mới có hướng tư vấn hợp lý được.

Cần phân biệt ngân sách “đầu tư ban đầu” và ngân sách “duy trì hàng năm” cho việc vận hành website như sau:

  • Khoản đầu tư ban đầu: Chi phí thiết kế xây dựng website sẽ chi trong 1 lần. Ví dụ: Chi phí tối thiểu để thiết kế Website doanh nghiệp là 15 triệu, Website Bán hàng là 20 triệu và Landing Page là 8 triệu để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
  • Khoản đầu tư duy trì hàng năm: Bao gồm phí trả Domain, Server trả định kỳ. Ví dụ: Chi phí tối thiểu duy trì các dịch vụ như Domain (Tên Miền) là 300 ngàn/năm, Server là 3 triệu/năm.

Để có thể đưa ra quyết định đầu tư tốt nhất, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cẩn thận và chính xác theo các mục tiêu của bạn đề ra.

13. Những yêu cầu tối thiểu để vận hành một Website là gì?

Để thiết lập và đưa vào hoạt động một website, chúng ta phải đáp ứng tối thiểu 3 yếu tố sau:

1. Tên miền (hay còn gọi là domain) tương tự như địa chỉ, số nhà của bạn. Ví dụ: Thường đặt theo “Tên doanh nghiệp”.

2. Hosting (hay còn gọi là nơi lưu trữ mã nguồn và dữ liệu của website) tương ứng với ngôi nhà của bạn.

3. Mã nguồn website gồm hình ảnh cơ sở dữ liệu, file mã nguồn của lập trình viên tạo ra để giúp website của bạn chạy được.

14. Thời gian để làm một Website trong bao lâu?

Thời gian của dịch vụ thiết kế website bao gồm 2 giai đoạn:

1. Giai đoạn Chuẩn bị: Phụ thuộc vào quyết tâm và thời gian bạn dành cho dự án.

2. Giai đoạn Thiết kế và xây dựng website: Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất. Giai đoạn này diễn ra dài ngắn tùy thuộc vào ba điểm dưới đây:

  • Thứ nhất, tùy vào yêu cầu của khách hàng, nếu nhiều chức năng phức tạp và yêu cầu cao về thẩm mỹ thì thời gian sẽ kéo dài hơn.
  • Thứ hai, phụ thuộc vào cách quản lý dự án cũng như thời gian hỗ trợ trực tiếp giữa khách hàng và đội quản lý dự án. Nếu được sự hỗ trợ từ khách hàng hàng ngày thì đội quản lý dự án có thể giải quyết được các vấn đề rất nhanh.
  • Thứ ba, phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề, loại website cần thiết kế. Với website doanh nghiệp hay website bán hàng sẽ xây dựng trong 10 – 30 ngày. Landing Page sẽ chỉ mất khoảng 5 – 10 ngày là có thể đưa vào vận hành ổn định.