Những lưu ý cần kiểm tra khi thiết kế lại một website
Hiện nay nhu cầu xây dựng lại website bán hàng và website doanh nghiệp đang ngày một mạnh mẽ. Để chuẩn bị cho việc “đập đi xây mới”, một bước quan trọng bắt buộc phải làm đó là kiểm tra checklist SEO. Bước này đảm bảo website của bạn vẫn được các công cụ Internet “để mắt” tới và không bị khách hàng lãng quên.
Một checklist SEO hoàn hảo cần cân bằng được giữa nội dung chiến lược với các yếu tố kỹ thuật như là mã nguồn và cấu trúc schema. Bạn không thể SEO một cách bền vững nếu không kết hợp phương pháp tiếp thị nội dung truyền thống với một nền tảng codebase mạnh mẽ và quy trình vận hành hiệu quả của website.
Khi được thiết kế lại và tái cấu trúc, trước khi cho website chuẩn SEO “lên sóng”, người quản trị website cần có cái nhìn tổng quan thông suốt về website của mình cũng như các yếu tố SEO đang tồn tại trên website.
#1: Cài đặt ban đầu cho website mới
- Cài đặt website mới với thuộc tính no follow, no index
- Xác thực URL website thân thiện với công cụ tìm kiếm
#2: Chiến lược xây dựng content mới
- Sử dụng Dyno Mapper quét website để lấy danh sách toàn bộ URL hiện có
- Dùng Google Search Console hoặc SEMrush để lấy danh sách các trang đích hàng đầu (top landing page)
- Quy hoạch từ khóa mục tiêu theo URL và tạo sitemap SEO
- Xem xét cấu trúc content silo và các thành phần có cấu trúc dạng cha – con đang có trên website
#3: Sáng tạo content
- Viết các bài viết mới với độ dài tối thiểu 1000 từ (ngắn hơn thì cũng được nếu bạn nghĩ nó đủ để mang lại giá trị cho người dùng)
- Biên tập và kiểm tra lỗi chính tả ngữ pháp của bài viết mới
- Bố cục bài viết đảm bảo dễ nhìn dễ đọc (phân chia nội dung thành các đoạn nhỏ, sử dụng tiêu đề con, hoa thị gạch đầu dòng…)
- Kiểm tra nội dung đã phù hợp với tiêu đề mô tả hay chưa
- Kiểm tra kỹ các trang đích hàng đầu để xác thực nội dung mang lại giá trị cho người dùng và giá trị SEO
#4: Đánh giá các yếu tố kỹ thuật SEO
- Đánh giá tiêu đề để đảm bảo bạn đã có tiêu đề phù hợp và nổi bật đối với bộ máy tìm kiếm và người dùng
- Kiểm tra website bằng thiết bị di động để xác thực mã nguồn và hình ảnh thiết kế đã được thiết lập và vận hành đúng cách
- Xác thực mẫu code đáp ứng tiêu chuẩn W3
- Kiểm tra mật độ từ khóa trên 1 trang đang có sẵn
- Kiểm tra và xác thực schema và cấu trúc có dữ liệu
- Kiểm tra các thẻ Alt của hình ảnh
- Tối ưu tốc độ load trang thông qua tối ưu hình ảnh
- Cập nhật các liên kết nội bộ phù hợp với cấu trúc của URL mới
- Chuyển hướng 301 cho bất kỳ thay đổi URL nào đối với nội dung hiện có trên website
- Tạo sitemap mới
- Kiểm tra và xác thực file robots.txt
#5: Đưa website đi vào hoạt động
- Loại bỏ thuộc tính no follow, no index khỏi website
- Kiểm tra Google Analytics hoạt động đúng cách và phù hợp với website mới
- Cập nhật Sitemap mới lên Google Search Console
- Kiểm tra và phát hiện lỗi website trong Search Console
- Sử dụng Dyno Mapper quét web mới và xuất báo cáo các lỗi hiện có trên website
Hy vọng checklist thiết kế lại website chuẩn SEO trên đây có thể giúp bạn tránh được những sai lầm và tổn thất không đáng có, cũng như đạt được các tiêu chuẩn mới nhất của Google.
Những sai lầm tệ hại khi thiết kế và xây dựng website chuẩn SEO?
Trong nhiều trường hợp, quá trình thiết kế và phát triển website chuẩn SEO vấp phải thất bại không phải do nhân sự yếu kém mà là thiếu định hướng và thông tin liên lạc.
Cụ thể là những sai lầm sau:
#1. Chọn sai người tham gia thiết kế lại website
Bạn không thể gạt nhân viên SEO ra ngoài dự án đó được. Đội ngũ IT hay Marketing không phải là thành phần cốt lõi duy nhất ở đây. Chỉ khi đội SEO có được vị trí xứng đáng và tham gia tích cực vào quá trình thiết kế lại website thì bạn mới tránh được những hệ lụy và sai lầm nguy hại.
#2. Thông tin và khả năng truy cập thông tin trên website
Đừng chỉ tập trung vào những hình ảnh lớn hay những thiết kế nổi bật. Thiết kế web còn là để cho người dùng và công cụ tìm kiếm thu thập thông tin trên website đó. Mọi tính năng, tiện ích đẹp mắt hay một ý đồ thiết kế đột phá nào đó bạn đưa lên website sẽ không thực sự có nhiều ý nghĩa nếu như mọi người không thể tìm thấy hay truy cập vào trang web của bạn.
#3. SEO
Không phải trang web nào cũng cần SEO nhưng nếu phễu kinh doanh của bạn phụ thuộc vào công cụ Google Search thì bạn phải chọn một đơn vị thiết kế hiểu SEO là gì? Và nhiệm vụ của SEO đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với công việc thiết kế của họ?
#4. Chuyển hướng 301 và 404 sai cách
Hãy để chuyên viên SEO của bạn thực hiện điều này nếu không muốn để mất xếp hạng trên bộ máy tìm kiếm và lưu lượng truy cập thông qua backlink.
#5. Sử dụng trình quản trị để tạo ra nhiều trang
Việc khách hàng sử dụng trình tạo trang để tạo trang mới khi khởi chạy mềm sẽ khiến các tiêu đề trang rối loạn với nhau và gây nhầm lẫn khi phân cấp nội dung. Nếu sử dụng trình tạo trang hoặc tạo H1 trong chỉnh sửa CMS, hãy đảm bảo là bạn tuân thủ các quy định cơ bản và hiểu cách làm chúng như thế nào để đáp ứng công cụ tìm kiếm lẫn nhu cầu khách hàng.
#6. Giao việc thiết kế và dựng web cho người không hiểu trọn vẹn về phần mềm CMS
Những freelancer nghiệp dư thay vì tự code để thiết kế và dựng web sẽ sử dụng nhiều plugin có sẵn và có chất lượng SEO thấp. Do đó content trên trang vừa nặng code lại vừa không có nhiều hàm lượng nội dung tốt. Mặt khác các plugin SEO có thể xung đột với nhau và với bộ máy tìm kiếm. Nếu SEO là kênh doanh thu chính của bạn, đừng tiếc tiền thuê một đơn vị thiết kế website chuẩn SEO chuyên nghiệp.
Vì những lý do đó, hãy đảm bảo bạn đã đánh giá một cách chi tiết và chính xác hiện trang website cũng như biết rõ nhân lực thực hiện sẽ là ai trước khi bạn muốn tái cấu trúc và thiết kế lại website. Điều đó sẽ giúp bảo toàn thứ hạng mà bạn đã có được trên các công cụ tìm kiếm, và bán hàng trên website hiệu quả hơn.
Nguồn: web-savvy-marketing.com