Nên dùng CDN nào để tăng tốc website: CloudFlare hay MaxCDN?

  • 02/04/2019
  • 0 Bình Luận

Hiện nay, CloudFlareMaxCDN là hai dịch vụ rất phổ biến giúp tăng tốc hiệu suất website (webiste performance).

Tuy nhiên, cả hai đều cung cấp dịch vụ CDN (mạng lưới phân phối nội dung số). Do vậy nhiều người khá phân vân khi lựa chọn dịch vụ nào là phù hợp nhất với nhu cầu của họ.

Thực tế dù có rất nhiều tính năng tương tự, song CloudFlare và MaxCDN vẫn là hai dịch vụ khác biệt rõ rệt.

Trước tiên, CDN là gì?

CDN là mạng lưới phân phối nội dung. Chúng vận hành thông qua một mạng lưới máy chủ phân bố rộng khắp các địa điểm trên thế giới.

Nội dung phân phối là các tệp của một trang web (thường là hình ảnh, tệp CSS và JavaScript) tới người truy cập.

Vì sao CDN quan trọng?

Thật vậy. Nếu một khách truy cập ở càng xa một máy chủ website bán hàng, người đó càng mất nhiều thời gian chờ đợi để tiếp cận các tệp tin trên website.

Bằng cách lưu trữ dữ liệu ở nhiều nơi trên phạm vi toàn cầu, CDN cho phép người dùng nhanh chóng tải tệp tin từ bất kì máy chủ nào trong mạng network gần nhất.

Ngoài ra, CDN còn có tác dụng nổi bật khác – đó là bộ nhớ đệm.

Page Caching

Khi đăng kí với nhà cung cấp hosting, bạn sẽ được cấp toàn quyền kiểm soát máy chủ (đối với hosting riêng); hoặc một phần (đối với hosting chung, hosting VPS). Cơ sở dữ liệu WordPress, các tệp WordPress quan trọng, theme, plugin, hình ảnh… Tất cả đều được lưu trữ trong không gian trên máy chủ được nhà cung cấp hosting phân bổ.

Mỗi lần khách truy cập một trang trên website của bạn (mặc định là website WordPress), sẽ có nhiều yêu cầu được gửi đến máy chủ của bạn. Ví dụ: khi ai đó truy cập trang chủ, tệp index.php WordPress sẽ được truy cập. Các yêu cầu tới các tệp WordPress chính khác cũng sẽ được thực hiện trên máy chủ.

Khách truy cập sẽ cần truy xuất dữ liệu từ nhiều nơi trong cơ sở dữ liệu WordPress. Yêu cầu cũng sẽ được thực hiện đối với tệp theme, tệp plugin, JavaScript, CSS, hình ảnh… Khi ai đó truy cập một trang khác trên trang web, quá trình này được lặp lại.

Mỗi yêu cầu dữ liệu bổ sung làm tăng thời gian tải trang. Một trong những cách giải quyết hiệu quả nhất là lưu trước một phiên bản tĩnh của mỗi trang. Nghĩa là, khi ai đó truy cập vào trang web, họ sẽ tải xuống phiên bản HTML tĩnh của trang thay vì tải phiên bản động mỗi khi yêu cầu lên cơ sở dữ liệu.

Cách thức đó được gọi là caching. Nó giúp tăng tốc website đáng kể về mặt hiệu suất (có thể từ 4s xuống còn dưới 1s). Bằng cách giảm thời gian tải trang, website của bạn đem lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, kéo theo traffic nhiều hơn và có thể là cải thiện thứ hạng tìm kiếm nữa. Do đó, hãy đảm bảo tăng tốc website tải xuống nhanh chóng là một ưu tiên cần chú ý.

Giảm thời gian phản hồi của máy chủ

Còn một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến nỗ lực tăng tốc website. Đó là thời gian phản hồi của máy chủ.

Thời gian phản hồi của máy chủ là khoảng thời gian cần để trình duyệt yêu cầu dữ liệu từ máy chủ và phân phối dữ liệu đến trình duyệt. Bạn có thể bực bội khi cám cảnh thời gian phản hồi chậm từ nhà cung cấp hosting. Nhất là khi bạn đã tối ưu hóa các trang trên website bằng cách lưu bộ nhớ đệm. Trong trường hợp này, đôi khi giải pháp duy nhất là chuyển đổi nhà cung cấp hosting.

(Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang sử dụng shared hosting thay vi sử dụng WordPress hosting chuyên biệt)

Ngoài ra, có một số nguyên do khác về nguồn CPU và tình trạng thiếu bộ nhớ cũng có thể khiến thời gian phản hồi của máy chủ bị kéo dài. Cuối cùng, lý do lớn nhất về tình trạng mất nhiều thời gian phản hồi của máy chủ là khoảng cách vật lý giữa vị trí khách truy cập trang web và vị trí máy chủ của bạn.

CDN cải thiện hiệu suất website như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, CDN giúp giải quyết vấn đề thời gian trễ phản hồi máy chủ. Bằng cách lưu trữ bản sao của các tệp để định dạng các trang web của bạn (chẳng hạn như các tệp hình ảnh, CSS và JavaScript) ở nhiều vị trí trên thế giới. Khi ai đó truy cập vào trang web, các tệp này sẽ được gửi từ máy chủ CDN gần nhất. Sự kết hợp giữa phân phối các tệp tĩnh này và giảm thời gian phản hồi của máy chủ sẽ giúp cải thiện tăng tốc website đáng kể.

Hơn thế nữa, phần lớn quá trình tải trang diễn ra trên CDN chứ không phải máy chủ gốc. Nó sẽ giúp tăng cường khả năng xử lý lưu lượng truy cập quá tải ngoài dự kiến. Có nghĩa là, website của bạn sẽ hạn chế tình trạng treo máy, quá tải, ngắt kết nối… khi có đột biến bất thường về lượng truy cập. Và trên hết, CDN giúp giảm đáng kể lượng băng thông trên hosting mà bạn đăng ký (nếu nhà cung cấp hosting mà bạn lựa chọn tính phí băng thông).

Tóm lại, nếu đối tượng vào website rải rác trên toàn cầu, CDN là một trong những cách hiệu quả nhất giúp tăng tốc website của bạn.

Mời bạn đọc thêm bài viết: Tối ưu website bằng video HTML5 thay vì ảnh GIF

Về CloudFlare

Với CloudFlare, toàn bộ traffic đến website của bạn sẽ đi qua mạng lưới toàn cầu các trung tâm dữ liệu của CloudFlare.

CloudFlare có 31 trung tâm dữ liệu trên cả 6 châu lục, tập trung ở Bắc Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, nó cũng có một website chuyên cung cấp thông tin cập nhật về hiệu suất của mỗi một trung tâm dữ liệu, Điều này rất hữu ích cho mục đích giám sát.

nen-dung-cdn-nao-de-tang-toc-website-cloudflare-hay-maxcdn
Các trung tâm dữ liệu của CloudFlare trên toàn cầu

Bên cạnh các dịch vụ như CDN, CloudFlare còn có rất nhiều tính năng giúp tối ưu hóa website. Ví dụ như nén trang dạng gzip; tải tài nguyên không đồng bộ; gói JavaScript; tối ưu hóa bộ nhớ cache tiêu đề và bộ nhớ đệm của trình duyệt.

Mặt khác, nó còn cung cấp một loạt các dịch vụ bảo vệ website như:

  • Chống DDoS
  • Phòng chống chương trình độc hại
  • SQL injections
  • Bình luận spam

Để sử dụng, bạn cần thay đổi DNS thành DNS của CloudFlare. Đây là bước cần thiết trong hệ thống bảo mật của CloudFlare. Tức là tất cả lưu lượng truy cập sẽ đi qua “bộ lọc” của CloudFlare trước khi tới trang web. Nếu hacker vượt qua DNS, đồng nghĩa họ cũng có thể vượt qua tất cả các lớp bảo vệ của CloudFlare. Thay đổi thiết lập DNS của tên miền sẽ giúp ngăn chặn điều này. Sau khi đã chỉ định DNS đến CloudFlare, bạn cần bổ sung thông tin cấu hình hosting (ví dụ địa chỉ IP của máy chủ). Đừng lo lắng về các bước thực hiện. Chỉ cần mở một thẻ yêu cầu cho CloudFlare. Nhân viên của họ sẽ giúp bạn định cấu hình cài đặt website.

Sau khi chỉ định DNS, CloudFlare sẽ tự động bắt đầu lưu cache các trang trên website. Bạn không cần định cấu hình bất cứ gì trên website.

Lời khuyên là bạn nên yêu cầu nhà cung cấp hosting restore thông tin gốc của IP đối với server log. Điều này là hết sức cần thiết vì CloudFlare là một reverse proxy.

CloudFlare có 3 trang cài đặt: Tổng quan, Cài đặt bảo mật và Cài đặt hiệu suất. Phần lớn chủ website chỉ dừng ở cài đặt mặc định. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tùy biến tùy chọn bảo mật và hiệu suất khác nhau. Hãy chú ý các biện pháp bảo mật bổ sung có thể vô tình chặn khách hợp lệ truy cập website.

nen-dung-cdn-nao-de-tang-toc-website-cloudflare-hay-maxcdn
Chế độ Setting của CloudFlare

Một trong những phần thú vị của CloudFlare là trang phân tích cung cấp báo cáo toàn diện về lưu lượng truy cập vào website của bạn.

Báo cáo hiển thị tổng lượng pageview, traffic thường, trình thu thập thông tin và các mối đe dọa.

Căn nguồn của các nguy cơ đe dọa website sẽ được hiển thị ở đây. Và một bảng tóm tắt các bộ máy tìm kiếm dò ra website của bạn theo chu kì thời gian.

nen-dung-cdn-nao-de-tang-toc-website-cloudflare-hay-maxcdn
Trang phân tích lưu lượng của CloudFlare

Có khoảng 30 ứng dụng hiện áp dụng cho Cloudflare. Bạn có thể lựa chọn thông qua việc thêm hoặc tích hợp các công cụ với các dịch vụ internet thông dụng.

nen-dung-cdn-nao-de-tang-toc-website-cloudflare-hay-maxcdn
Các ứng dụng trên CloudFlare

Nhiều người sử dụng CloudFlare để tăng tốc website. Số khác thì để bảo mật cho website, nhất là phòng chống các cuộc tất công DDoS.

MaxCDN cung cấp những gì?

Về trung tâm dữ liệu của MaxCDN, nó có tất cả 57 trung tâm (22 ở Bắc Mỹ, 31 ở châu u, 3 ở châu Á và 1 ở Úc). Tuy nhiên MaxCDN không có mặt tại châu Phi và Nam Mỹ.

Tất cả trung tâm dữ liệu của MaxCDN đều sử dụng máy chủ SSD với kết nối 10GB. Và nó liên kết với những nhà cung cấp dịch vụ internet lớn trên khắp thế giới để giúp tăng tốc website kết nối trên di động.

nen-dung-cdn-nao-de-tang-toc-website-cloudflare-hay-maxcdn
57 trung tâm MaxCDN trên toàn cầu

Để sử dụng MaxCDN trên website WordPress, bạn cần cài đặt 1 caching pluin như W3 Total Cache, WP Super Cache hoặc WP Rocket.

Số lượng tùy chọn định cấu hình có sẵn tùy thuộc loại plugin bạn sử dụng. Với W3 Total Cache là 20; WP Rocket là 4 (WP Rocket là một trong số ít caching pluin cõ hỗ trợ CloudFlare).

nen-dung-cdn-nao-de-tang-toc-website-cloudflare-hay-maxcdn
Các chế độ Setting của MaxCDN

Trong khi CloudFlare cho phép kết nối hoặc ngắt một số tính năng CDN nhất định thì MaxCDN không cung cấp mức độ kiểm soát tương đương. MaxCDN cho phép bạn lưu trữ các tệp được lưu trong bộ nhớ cache ở netdna-cdn.com hoặc một tên miền tùy chọn.

Các file được lưu cache được chia thàng 3 loại và lưu trữ ở một khu vực riêng biệt.

  • Pull zone: Ở đây chứa các tệp thông thường (hình ảnh, CSS, JavaScript…). Các tệp này sẽ được dọn dẹp (tái tục) định kì theo chu kì bạn chỉ định.
  • Push zone: Chứa các tệp lớn hơn và hiếm khi thay đổi (tệp zip, eBoooks, PDF…). Chúng được giữ nguyên cho đến khi bạn thay đổi hoặc xóa chúng.
  • Vod zone: Chứa video và âm thanh trực tuyến đáp ứng qua Real Time Media Flow Protocol và duy trì cho đến khi bị xóa hoặc thay đổi.

MaxCDN cung cấp một lượng thông tin khổng lồ về các tệp được lưu trong bộ nhớ cache của bạn. Phần báo cáo cho phép bạn xem kích thước tệp đang được phân phối trên CDN. 50 tệp hàng đầu, dữ liệu tập trung vào các tệp đang được yêu cầu, mã trạng thái, phân tích vùng … Tất cả các báo cáo này cho biết những tệp nào đang được xem, vị trí của chúng và đâu là phần đang chiếm băng thông.

nen-dung-cdn-nao-de-tang-toc-website-cloudflare-hay-maxcdn
Trang phân tích lưu lượng của MaxCDN

MaxCDN cho phép bạn bảo vệ tài khoản của mình bằng quy trình xác thực hai bước. Bạn có thể lập danh sách địa chỉ IP an toàn những ai được phép truy cập tài khoản của bạn.

Tuy nhiên, MaxCDN không thể làm cho trang web của bạn an toàn hơn theo cách mà CloudFlare có thể. Nó không bảo vệ trang web của bạn khỏi các cuộc tấn công DDoS hoặc SQL injection; nhưng nó cung cấp một số tùy chọn bảo mật cho các ứng dụng như OAuth authorisation, IP Whitelisting, HTTP Referrer Whitelist, và Secure Tokens.

Giá gói của CloudFlare và MaxCDN thế nào?

Hai dịch vụ này có cách tính phí rất khác nhau. CloudFlare không tính phí CDN mà cung cấp theo các gói giá khác nhau, còn của MaxCDN dựa trên lượng băng thông mà website sử dụng.

CloudFlare cung cấp 4 gói bao gồm: Free, Pro, Business, và Enterprise.

Gói Free của CloudFlare rất phổ dụng. Vì nó giúp website của bạn an toàn hơn; cung cấp thông tin đáng tin cậy về phân tích dữ liệu lưu lượng truy cập; hỗ trợ SSL; cung cấp băng thông không giới hạn miễn phí đối với các tệp cache. Tuy nhiên, các gói giá này đều bị giới hạn ở một số yếu tố. Ví dụ, gói free không hỗ trợ trên một vài trình duyệt, và tình trạng lưu lượng truy cập chỉ cập nhật sau 24h.

Tôi thường dùng gói Pro cho các trang Blog cá nhân và diễn đàn thảo luận (Forum). Chỉ với $20/tháng cho website đầu tiên. Và $5/tháng với mỗi website tiếp theo.

Nâng cấp lên gói Pro sẽ được cung cấp thêm một bức tường lửa, chỉ số thời gian thực (cập nhật mỗi 15 phút), tối ưu di động, và tối ưu hình ảnh. Với thông tin mới gần đây thì Yahoo đã chấm dứt hoạt động của Smush.it, nên việc sử dụng CDN để tối ưu hình ảnh dễ dàng hơn sẽ trở thành tính năng mà tôi thực sự đồng thuận.

Gói Free kiểm tra website của bạn hàng tuần. Trong khi gói Pro thực hiện theo chu kì 3 ngày/lần.

nen-dung-cdn-nao-de-tang-toc-website-cloudflare-hay-maxcdn
Các gói sản phẩm của CloudFlare

Gói Business là $200/tháng/website. Nó sẽ theo dõi hàng ngày, nâng cao khả năng bảo mật trước các cuộc tấn cônghỗ trợ Railgun sẽ cải thiện tăng tốc website của bạn đáng kể. Gói Enterprise có mức giá “khá trên trời” là $5,000/tháng. Chúng thích hợp với các công ty lớn hơn là với “dân thường”.

Cách tính chi phí của MaxCDN tùy thuộc vào lượng băng thông mà trang web của bạn sử dụng hàng tháng. Do đó hãy liên hệ với nhà cung cấp hosting để kiểm tra thông tin băng thông và có kế hoạch đăng ký phù hợp. Tuy nhiên, cũng không cần quá lo lắng nếu phải mua gói băng thông nhiều hơn so với dự tính. MaxCDN sẽ chuyển phần dư không sử dụng hết sang tháng kế tiếp.

Gói rẻ nhất của MaxCDN có giá là $9/tháng cho 100GB băng thông với 2 website. Nếu vượt quá, bạn sẽ bị tính phí 0.08đô la/1GB thêm.

Tiếp theo là gói $39/500GB trong khi đa số các gói bán lẻ phổ biến ở mức $79/1TB. Các gói càng cao thì càng giảm chi phí thặng dư và tăng thêm số website cung cấp.

Các gói sản phẩm của MaxCDN

Có các gói cho người mới bắt đầu (Starter Plan) với 12 trung tâm dữ liệu chính của MaxCDN. Chúng có trung tâm ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Nếu bạn muốn tiếp cận các trung tâm khác như HongKong, Singapore, Sydney, Israel và Tokyo, bạn cần trả $15 trên mỗi khu vực. Phí này không áp dụng với những ai muốn chọn gói có lưu lượng lớn. Các vùng phụ này với tất cả các gói có giá $12/năm. Và tùy chỉnh SSL là $99/tháng.

Nếu bạn muốn tiết kiệm 20% với tất cả các gói, hãy xem xét việc trả theo năm (12 tháng). Nếu bạn đang chọn trả gói theo tháng và cảm thấy mình đủ khả năng chi trả cho tất cả các công cụ cần thiết đó theo năm, thì nên dùng gói trả phí năm nhé. Bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền kha khá bằng việc trả trước như vậy.

Các gói sản phẩm của MaxCDN

Chi phí sử dụng MaxCDN sẽ cao hơn khi website của bạn có nhiều người truy cập (traffic tăng). Song hãy nhớ rằng MaxCDN cũng sẽ giúp giảm tải đáng kể lượng băng thông trên host của bạn.

CloudFlare và MaxCDN: dịch vụ nào tối ưu hơn cho bạn?

Khi nhắc đến việc tăng tốc website tải trang, sẽ có rất nhiều các ý kiến trái chiều về dịch vụ nào tăng tốc website hiệu suất tốt nhất. Với một số người CloudFlare là tốt, với một số người khác MaxCDN tốt hơn.

Tôi đã từng sử dụng cả 2 loại mạng lưới phân phối này. Tôi cũng không để ý đâu mới là loại nhanh hoặc chậm hơn. Mặc dù phải nói rằng tôi không có ý định so sánh đánh giá khách quan nhất về từng dịch vụ CDN.

Ở đầu bài viết, tôi nhấn mạnh rằng nhiều các tính năng có ở cả CloudFlare và MaxCDN. Đương nhiên thôi vì một phần lớn dịch vụ của CloudFlare là nội dung của mạng lưới phân phối. Tuy nhiên khi trải nghiệm đầy đủ, bạn sẽ thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa hai đối tượng này chứ không thể là một bộ đôi được.

Mức giá của CloudFlare đề xuất chính là điểm hạn chế rất lớn. Gói Free vẫn được cập nhật dữ liệu dùng hàng tuần. Gói Pro thì còn tính theo 3 ngày một lần cập nhật. Và để được cập nhật mỗi ngày, hãy nâng cấp gói Business với $200/tháng.

Giá cao có phải điểm yếu?

Theo kinh nghiệm của tôi, đó không phải là vấn đề. CloudFlare sẽ làm mới cache (bộ nhớ đệm) từng giờ. Bạn có thể tự mình làm mới bộ nhớ đệm bất cứ khi nào bạn muốn. CloudFlare cũng cho phép bạn cài đặt các trang quy định để cơ cấu lại trang caching của những phần cụ thể trên website.

Việc xóa cache thường xuyên có thể ảnh hưởng đến hiệu suất. MaxCDN nhấn mạnh trên Luôn Trực tuyến của họ rằng:

“Chức năng Lọc/ Xóa cache được thiết kế để đẩy bộ nhớ đệm CDN đến các file tái bộ nhớ đệm từ file nguồn. Vậy nên hãy dùng nó khi bạn cần đưa CDN lên máy chủ khi cập nhật. Và những thay đổi đó được chỉnh sửa ngay ở file cũ (EXISTING) – file mới không yêu cầu phải lọc. Tôi không khuyến khích bạn lọc thường xuyên đâu. Bởi vì sẽ mất rất nhiều thời gian cho bộ nhớ đệm, phải rebuild mỗi khi đẩy lên máy chủ. Hãy nhớ rằng, càng lọc nhiều = tốc độ tải chậm hơn = hiệu suất thấp.”

Tôi cảm thấy khá hài lòng với CloudFlare. Nó được cải thiện cả ở khả năng bảo mật và tăng tốc website. Tuy nhiên, nó không phù hợp với nhu cầu CDN đơn thuần (mạng lưới phân phối thuần nội dung). Đúng thế, tốc độ cải thiện rất nhanh, nhưng đâu đó vẫn có nhiều hạn chế.

Cũng giống như nhiều các quản trị website khác, tôi không nhận ra được những hạn chế về CDN của CloudFlare là gì. Thật không may website của tôi mới đây vướng phải một cuộc tấn công DDoS nên không thể đánh giá được.

Điều khiến tôi thắc mắc sau cuộc tấn công mạng gần đây, là CloudFlare không hiển thị được bản sao lưu. Tại sao lại chỉ có tin báo lỗi, thay vì cache nội dung các trang cần hiển thị?

Ồ, thì ra là đó là tính năng Luôn Trực tuyến (Always Online) của CloudFlare. Họ nói:

“Luôn Trực tuyến là tính năng sao lưu tạm thời một trang tĩnh trang trong trường hợp máy chủ ngoại tuyến”.

Thật không may, Luôn Trực tuyến chỉ lưu thông tin trang ở nửa trên của trang. Trong câu hỏi: “Luôn Trực tuyến” thông tin trên trang lý giải ra rằng có rất nhiều những hạn chế về nội dung phân phối mạng lưới của CloudFlare:

“CloudFlare không sao lưu tất cả các trang của bạn. Chỉ giới hạn nhất định các thông tin đệm được hiển thị, thông thường từ 1-3 trang. Điều đó có nghĩa chỉ một số trang sẽ xem được nếu máy chủ sập.”

Điều này khiến tôi vô cùng bất ngờ. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của CDN phân phối nội dung là bản thông tin lưu trữ đệm trên website sẽ hiển thị nếu máy chủ không hoạt động. CloudFlare khẳng định chỉ có một vài trang sẽ hiển thị được trong trường hợp máy chủ không hoạt động.

Tôi vẫn hoài nghi việc CloudFlare vẫn có thể hiển thị được nhiều trang đệm, kể cả khi tất cả các trang không còn kết nối. Lời lý giải của “Luôn Trực Tuyến” cho hay:

“Gần đây việc thêm các trang mới sẽ không có lưu trữ đủ dung lượng cache để lưu trữ nữa, điều đó đồng nghĩa Luôn Trực tuyến có thể không hiệu quả nếu bạn thêm các trang mới trong một vài ngày tới.” 

Hơn 3 tháng trước, website của tôi đã có CloudFlare. Vậy nên việc thiếu đi trang đệm không có vẻ gì là gốc rễ của vấn đề. Tôi đã hỏi CloudFlare giải thích vấn đề. Một ngày sau họ cho tôi lời khuyên:

“Tính năng Luôn Trực tuyến có một số các giới hạn và chỉ hoạt động khi xuất hiện lỗi hết thời gian (Timeout Error) từ máy chủ. Lỗi code từ máy chủ được trả về với một câu trả lời trống. Thật không may đó không phải là trường hợp mà tính năng này có thể áp dụng.”

Quá rõ ràng khi hệ thống bộ nhớ đệm CloudFlare chỉ giả định để trợ giúp với lỗi hết thời gian của máy chủ. Nếu máy chủ không hoạt động, không có trang bộ nhớ đệm nào được hiển thị.

Do đó, nếu đặt vào trọng tâm mạng lưới phân phối nội dung, CloudFlare hay MaxCDN “là tốt hơn?”. Câu trả lời của tôi là – MaxCDN. MaxCDN sẽ lưu trữ bộ nhớ đệm mọi trang đơn trên website và hiển thị dữ liệu trang đệm trong tình huống sập máy chủ. Điều này lý giải vì sao công bằng khi nói đây là một loại CDN hợp lý.

Điểm MaxCDN vượt trội chính là ở mức độ kiểm soát. Nó mang lại cho bạn nhiều lợi ích vượt ra ngoài mạng lưới phân phối nội dung. Với Pull zones, Push zone và Vod zones, sẽ thật dễ dàng để quyết định nội dung được lưu trữ thế nào. Và khả năng thu thập dữ liệu của pull zones. Nghĩa là bạn có thể kiểm soát khi nào tệp cache được lọc và làm mới. MaxCDN làm nổi bật tệp nào đang tải xuống và tải từ đâu – điều mà CloudFlare không làm được.

Nếu thời gian máy chủ không hoạt động (Downtime), đó không phải vấn đề quá đáng ngại. Nếu đơn giản chỉ muốn tăng tốc website, bạn hãy nên thử với CloudFlare. Sự thật là nó không giới hạn lượng băng thông ở bất kỳ gói nào. Nghĩa là CloudFlare có thể lưu vài trăm website thậm chí trả vài nghìn đô mỗi năm được sử dụng CDN miễn phí.

MaxCDN có “tiếng tăm” từ rất lâu và luôn hỗ trợ 24/7, dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tốt. Ấn tượng của tôi với CloudFlare đó là sự tích cực. Nhưng vì cuộc tấn công DDoS mới đây, tôi đã nhờ yêu cầu sự hỗ trợ. Sau tới 14 giờ đồng, tôi mới liên lạc được với CloudFlare thông qua Twitter. Và cuối cùng tôi quyết định nâng cấp gói lên mức $200/website/tháng – gói Business. Tôi xin nhấn mạnh rằng, thật đáng thương cho những vị khách nào chỉ có khả năng chi trả khoản phí theo tháng để sử dụng gói Pro mà thôi. Tôi đã nhận được lời khuyên thế này:

“Chúng tôi có rất nhiều các khách hàng, họ cũng có đang rất nhiều thắc mắc giống bạn vậy. Chúng tôi sẽ trả lời lần lượt theo thứ tự. Các bạn sẽ nhận được sự ưu tiên đúng như những gì gói Business và Enterprise mang lại.

Gói Business về cơ bản sẽ phản hồi ngay trong vòng 1 giờ. Nếu cần sự hỗ trợ tương tự như vậy, đừng ngần ngại nâng cấp lên gói Business hoặc Enterprise.”

Trên đây tôi chỉ ra cho các bạn thấy đây không chỉ là “một câu hỏi” dành cho việc máy chủ của tôi bị tấn công.

Tổng kết lại, MaxCDN vẫn được biết đến với dịch vụ chăm sóc cực kỳ tốt. Họ phản hồi nhanh chóng cho khách hàng chỉ trong 1 giờ. Trái lại, trừ khi đã đăng ký gói Business của CloudFlare với giá $200/website/tháng, còn lại bạn sẽ không nhận được phản hồi nào đâu trong vài ngày sau đó. Bởi vậy với những ai đăng ký gói trả phí hàng tháng cho CloudFlare, tôi rất lấy làm thất vọng về cung cách hậu mãi khách hàng của họ.

Cuối cùng, hãy nói về vấn đề Bảo mật.

Nếu bạn đang xem xét việc gia tăng bảo mật cho website và bảo vệ nó khỏi DDoS và các cuộc tấn công mạng khác, CloudFlare rõ ràng là lựa chọn ưu tiên. Bởi MaxCDN không được cung cấp tính năng này.

Với gói Free và Pro của CloudFlare, mức độ bảo mật sẽ ở chừng mực nào đó. Tuy nhiên tôi không phán xét họ trong vấn đề này. Chức năng bảo vệ khỏi DDoS thì giá khá cao. Sử dụng gói Free hoặc Pro chắc chắn sẽ cho bạn một website với nhiều lớp bảo vệ hơn thay vì chỉ đơn thuần phụ thuộc bảo mật từ nhà cung cấp hosting.

Nếu muốn có cả 2 thứ trên, bạn có thể xem xét sử dụng MaxCDN cho mạng lưới phân phối nội dungCloudFlare bảo vệ website của bạn. Đó là điều MaxCDN đã đề xuất khi tôi có hỏi họ về điểm khác biệt giữa 2 mạng lưới.

Một số các công ty cung cấp hosting đưa ra lựa chọn về việc thêm CloudFlare hoặc MaxCDN trực tiếp thông qua bảng điều khiển hosting của bạn, vậy nên nếu bạn muốn tôi sẽ đưa ra lời khuyên để xem liệu lựa chọn nào có thể tích hợp.

Sau đây là tổng kết những nhận xét của tôi về CloudFlare và MaxCDN:

  • Nếu muốn tăng tốc website miễn phí, CloudFlare.
  • Nếu cần một CDN thực sự có khả năng lưu cache toàn bộ trang web, MaxCDN.
  • Nếu cần bảo vệ website chống DDoS cơ bản, CloudFlare.
  • Còn nếu bạn cần hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng, hãy chọn MaxCDN.
  • Và cuối cùng, hãy thử xem xét sử dụng cả 2 song song để có lựa chọn phù hợp nhất.

Nguồn: winningwp.com


Bài viết liên quan

15 điều NÊN làm trước khi thay đổi giao diện WordPress (180 lượt xem )

Mục lụcTrước tiên, CDN là gì?Vì sao CDN quan trọng?Page CachingGiảm thời gian phản hồi của máy chủCDN cải thiện…

Sửa lỗi h-entry với công cụ Xác thực dữ liệu Cấu trúc (477 lượt xem )

Mục lụcTrước tiên, CDN là gì?Vì sao CDN quan trọng?Page CachingGiảm thời gian phản hồi của máy chủCDN cải thiện…

5 việc cần làm trước khi thuê Designer thiết kế Website (107 lượt xem )

Mục lụcTrước tiên, CDN là gì?Vì sao CDN quan trọng?Page CachingGiảm thời gian phản hồi của máy chủCDN cải thiện…

Thiết kế Portfolio trên giao diện di động với Rich Brown (86 lượt xem )

Mục lụcTrước tiên, CDN là gì?Vì sao CDN quan trọng?Page CachingGiảm thời gian phản hồi của máy chủCDN cải thiện…

No ratings!

Chưa có đánh giá

Đánh giá bài viết




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *