Bạn có biết rằng 95% bán hàng Thương Mại Điện Tử (TMĐT) đến từ các trang sản phẩm SEO?
Ok, có thể với bạn là không đúng…
Nhưng tối ưu hóa trang sản phẩm nhằm tìm kiếm lưu lượng tìm kiếm là điều quan trọng.
Thực sự ngay giây phút này có thể một số khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm sản phẩm của bạn trên công cụ Google đấy.
Và trong khi đang đọc bài viết tối ưu SEO này, một số khách hàng tiềm năng đã nhấp xem website của đối thủ, chứ không phải bạn.
Có thể tôi sai. Nhưng hãy cứ hy vọng bạn không nằm trường hợp xui xẻo đó. Cho dù thế nào hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây, rồi bạn sẽ trở thành một trong những kẻ thâu tóm lưu lượng tìm kiếm từ đối thủ. 17 các mẹo tối ưu SEO Thương mại điện tử sẽ cải thiện đáng kể tỷ lệ chuyển đổi cũng như xếp hạng từ khóa của bạn.
Nhấp vào ảnh để xem chi tiết Infographic
1. Từ khóa tìm kiếm: Mức liên kết + Lượng tìm kiếm + Sức cạnh tranh
Nội dung trang sản phẩm cần được hỗ trợ bằng cách nghiên cứu làm thế nào các khách hàng tìm ra được sản phẩm của mình. Từ khóa tìm kiếm rất quan trọng đối với SEO. Trước khi tối ưu trang sản phẩm, bạn cần biết rõ các trường tìm kiếm hút nhiều lưu lượng nhất.
Quyết định từ khóa và các cụm từ khóa mạnh nhất tương ứng với các sản phẩm một vài các trường hợp chính:
- Có liên quan
- Lượng tìm kiếm lớn
- Khả năng cạnh tranh (xếp hạng độ khó)
Một số phương pháp nhanh chóng xác định từ khóa quan trọng
Google Search Console: Xác định thứ hạng yêu cầu tìm kiếm
- Đến mục Lưu lượng tìm kiếm (Search Traffic) > Phân tích tìm kiếm (Search Analytics)
- Lọc trang (Filter Pages) để chọn trang sản phẩm bạn muốn tối ưu
- Chọn “Truy vấn” (Queries)
- Bỏ chọn Clicks và chọn Nổi bật (Impressions)
- Phân loại mục Nổi bật theo nhu cầu của bạn để xem những từ khóa nào được tìm kiếm nhiều trên trang.
SEMrush: Phân tích khả năng cạnh tranh
- Tìm đến sản phẩm của bạn trên Google
- Xác định vị trí xếp hạng hiện tại
- Điền URL của trang vào SEMrush
- Chọn chức năng Tìm kiếm gốc (Organic Research)
- Xem các từ khóa gốc đang hướng lưu lượng truy cập đến trang sản phẩm
Tìm kiếm Google: Auto Complete
Chức năng này được đánh giá là “mẹo hack siêu nhanh” để thu thập insight hành vi tìm kiếm người dùng…
- Bắt đầu điền tên sản phẩm vào thanh tìm kiếm
- Lưu ý những biến, cụm từ và tính từ xuất hiện trên đầu liên quan đến sản phẩm của bạn
Keywordtool.io
Hãy để quá trình tìm kiếm hoàn thành tự động chỉ với 1 bước và đẩy các cụm từ tìm kiếm lên đầu danh sách tìm kiếm bằng tiện ích mở rộng thủ công Keywordtool.io. Công cụ sẽ đề xuất rất nhiều các ý tưởng hay ho để rút ngắn những từ khóa dài dòng.
Google Keyword Planner
Có rất nhiều các phương pháp để tìm kiếm từ khóa cho trang sản phẩm trong công cụ Google Keyword Planner. Dưới đây là các bước cơ bản nhất nếu bạn chưa từng sử dụng nó trước đây…
- Chọn phần “tìm kiếm từ khóa mới thông qua một cụm từ, 1 website hay từ khóa”
- Chọn hàng loạt các cụm tìm kiếm có liên quan mà bạn muốn so sánh với sản phẩm/dịch vụ của bạn
- Lập tham số mục tiêu
- So sánh kết số lượng và sức cạnh tranh cũng như những gợi ý liên quan đến chiến lược cho từ khóa
2. Tên sản phẩm: Có tính mô tả và ấn tượng
Tên gọi của một sản phẩm có tác động cực kỳ lớn đến thứ hạng tìm kiếm của bạn. Tuy nhiên các tác động sẽ còn tùy thuộc vào cách hiển thị CMS và sử dụng tên sản phẩm.
Chúng ta vừa xác định các trường từ khóa mạnh nhất, tích hợp các đặc tính mô tả ngay trên một sản phẩm. Một cái tên cần sự rõ ràng về ngữ nghĩa để khách hàng có thể tìm thấy trên trang của bạn. Tên sản phẩm nên có điểm nhấn và bao chứa các yếu tố mô tả cần thiết để điều hướng người dùng tìm ra.
3. Phần mô tả sản phẩm: Độc đáo và chất lượng cao (giá trị gia tăng)
Mô tả chất lượng sản phẩm có thể đem lại rất nhiều thế mạnh cho SEO. Nhưng chưa nghĩ đến SEO vội. Hãy nghĩ đến những giá trị gia tăng. Bắt đầu bằng việc suy nghĩ khách hàng muốn thấy gì trong phần mô tả sản phẩm của bạn.
Khi viết phần mô tả, hãy bổ sung các nội dung:
- Các tính năng và thông số quan trọng: hãy tóm lược các thông số sản phẩm của bạn, sẽ đem lại giá trị gì cho khách hàng.
- Từ khóa: tiếp tục cải tổ những từ khóa chính mỗi khi có thể. Áp dụng từ đồng nghĩa, con số, thương hiệu và phong phú hơn càng tốt.
- Các từ khóa : không dài quá 200 từ trong mọi lĩnh vực (sử dụng cả dấu gạch đầu dòng, liệt kê nếu cần thiết)
- Từ ngữ ĐỘC: quan trọng nhất là phần mô tả sản phẩm phải thật độc. Việc tự thui chột nhất đó là sao chép ý tưởng mô tả từ người khác. Việc này gây trùng lặp nội dung, ảnh hưởng đến cơ hội và thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Hãy viết ra những gì thực tế đem lại giá trị cho người dùng.
4. Tiêu đề trang: tăng thứ hạng / tiêu đề chứa từ khóa thân thiện, độc đáo
Tiêu đề trang là yếu tố quan trọng đánh giá SEO. Không chỉ tác động việc cải thiện thứ hạng mà còn giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột thành công (click-thru-rate).
Tiêu đề trang sản phẩm chính là đường dẫn chính hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
Xem kỹ tiêu đề trang bao gồm những yếu tố sau:
- Từ khóa: Sử dụng các từ khóa giống tên sản phẩm
- Tính duy nhất: Mỗi trang cần một tiêu đề duy nhất tách biệt nhau
- Bắt đầu bằng “w” / Từ khóa chính: Từ khóa chính phải hướng tới phía tiêu đề
- Độ dài: từ 65-70 ký tự
- Các từ khóa khác: Tránh lặp lại cùng một từ khóa (chỉ tối đa lặp lại 2 lần nếu cần thiết), còn gọi được là “nhồi nhét từ khóa”
- Sử dụng thương hiệu: sử dụng tên thương hiệu thường sẽ là điểm cộng khi được khách hàng tìm kiếm
5. Meta Mô tả: Phần mô tả riêng cho tất cả các sản phẩm
Không giống như tiêu đề trang, sử dụng từ khóa trong phần mô tả sản phẩm sẽ không trực tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể luyện tập SEO khi viết phần mô ta này. Bất kỳ lời đề xuất hoặc điểm bán có thể thu hút nhiều click hơn. Và thêm các từ khóa tự nhiên cùng với các con số, ký tự có thể giúp bạn thu hút lượng nhấp từ đây.
Meta mô tả là đoạn văn bản được hiển thị trong kết quả tìm kiếm…
Meta Mô tả bao gồm:
- Từ khóa: Sử dụng các từ khóa như tên sản phẩm, danh mục, v.v.
- Thông tin chi tiết: Giải thích về tất cả những thông tin trên trang web để người dùng biết họ những gì họ sẽ nhấp vào
- Duy nhất: Mỗi trang cần một meta mô tả duy nhất
- Độ dài: Giữ mức từ 155-165 ký tự
- USP (Unique Selling Point): Sử dụng các Điểm bán hàng độc nhất của thương hiệu của bạn để lôi kéo khách hàng nhấp vào sản phẩm
- Định dạng: Hãy thoải mái sử dụng mọi thông tin như Giá, số lượng và các yếu tố khác để khiến sản phẩm của bạn thật nổi bật
6. Đường dẫn URL: ngắn gọn, dễ hiểu và từ khóa thân thiện
Dễ hiểu và thân thiên là tiêu chí cần có với mỗi link URL và nó sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm. Các nền tảng thương mại điện tử khác nhau đề xuất rất nhiều các công cụ quản lý danh mục và URL trang sản phẩm. Một số nền tảng có chất lượng rất vượt trội. Khi lựa chọn hãy đảm bạn nếu bạn tối ưu URL, các URL vẫn sẽ được redirect (điều hướng) đến URL mới bằng công cụ hỗ trợ dài hạn 301.
Xây dựng URL trang sản phẩm của bạn sao cho thật thân thiện với người dùng. URL sẽ xuất hiện ngay bên dưới tiêu đề trong kết quả của công cụ tìm kiếm, vậy nên đặt tên sao cho rõ ràng và miêu tả đúng là điều vô cùng quan trọng. Quy tắc viết URL có hiệu quả như sau:
- Ngắn gọn: càng ngắn càng có lợi.
- Từ khóa: nên tìm từ tương đương với tên sản phẩm, tên gì sẽ bạn quyết định nhé.
- Lược bỏ các ký tự không cần thiết: bạn không cần phải ghi ngày tháng, dòng sản phẩm vào URL.
- Chữ thường: URL là một trong số ít công đoạn bạn được phép BỎ QUA quy tắc danh từ thích hợp.
- Sử dụng thư mục con: Một thư mục con, như site.com/carget/product có thể hữu ích. Chỉ cần ghi nhớ tên mục con lớn là đủ. Nếu nhiều địa chỉ thư mục con làm cho URL siêu dài, hãy lược bớt đi sao cho hợp lý.
- Thông số động: Nói KHÔNG với thông số động trong URL sản phẩm của bạn (tức là danh mục = 54)
Ví dụ: 2 URL cho cùng một sản phẩm: Saucony Grid 8000 CL, nhưng Sneakerfreaker.com đã làm tốt hơn việc đặt tên một URL rõ ràng và mô tả đầy đủ:
Không nên: http://www.urbanoutfitters.com/ca/en/catalog/productdetail.jsp?id=35663145&category=SALE_M
Nên: https://www.sneakerfreaker.com/sneakers/saucony-grid-8000-cl-premium-pack/
7. Tiêu đề: cải thiện về bố cục và truy vấn từ khóa
Hãy thử “mổ xẻ” toàn bộ phần nội dung website (mô tả sản phẩm, tính năng, đánh giá, …) rồi sử dụng nó trong việc định hình các tiêu đề chính và tiêu đề phụ. Người dùng sẽ nhìn vào tiêu đề trước và nó rất hữu ích cho SEO. Hãy đảm bảo đã có từ khóa, từ tương đương và các cụm từ liên quan miễn sao chúng có nghĩa.
Thẻ Tiêu đề (h1, h2, …)
Mặc dù nó không hẳn là một yếu tố để giúp thăng thứ hạng, vẫn nên lưu tâm để nỗ lực SEO được tốt hơn, hãy thu gọn toàn nội dung trong thẻ <h1> cho tên sản phẩm. <h2> trở đi là các tiêu đề con…
Định dạng chuẩn một Tiêu đề
Tránh để tiêu đề quá dài như một đoạn văn để rồi không ai thèm dòm ngó tới. Định dạng tiêu đề tốt sẽ thu hút người đọc và giúp khách hàng tìm ra thông tin sản phẩm họ cần một cách nhanh chóng.
Ví dụ: Dưới đây là điển hình mẫu Fitbit định dạng tốt phần mô tả sản phẩm của Verizon, khoảng cách hợp lý giữa các tiêu đề chính và phụ
Ví dụ: Phần mô tả sản phẩm của Dick’s Sport Goods kém hiệu quả, thiếu các tiêu đề lớn.
Ví dụ: Định dạng mô tả sản phẩm của Nordstrom không ổn… Ngắt đoạn ở đâu vậy?
8. Tính đồng nhất: Kết hợp vào trang Sản phẩm
Nếu gian hàng thương mại điện tử có nhiều sản phẩm tương tự nhau, rất có thể bạn đang có rất nhiều trang trùng lặp và SEO kém hiệu quả. Tất cả sẽ tự cạnh tranh lại nhau vì có cùng trường tìm kiếm. Loại sản phẩm hoặc từ khóa tự triệt tiêu nhau tất yếu sẽ tự làm giảm tổng thể tất cả nguồn truy cập tiềm năng đến trang của bạn.
Chỉ 1 trang CHẤT LƯỢNG > Nhiều trang con KÉM hiệu quả
Hãy tưởng tượng bạn bán 10 sản phẩm, mỗi sản phẩm gắn với 1 trang/URL riêng. Và điểm nhận diện duy nhất nằm ở màu sắc của trang đó.
Điều đó dẫn đến hệ quả gì?
10 trang sản phẩm không khác gì nhau.
Khắc phục thế nào?
Hãy đầu tư vào 1 trang tốt nhất – nơi sẽ tập trung toàn bộ thông tin, mô tả, hình ảnh, đánh giá của khách hàng, các đường dẫn và tích hợp bộ chia sẻ các kênh truyền thông, đảm bảo chỉ trang này sẽ có tiềm năng trở thành trang đứng top #1 tìm kiếm Google.
Trang chính sẽ ra sao
Trong nhiều trường hợp, giải pháp tốt nhất là tích hợp các trang nội dung giống nhau thành 1 trang tổng quan nhất. Và hãy cho phép người dùng được đưa ra lựa chọn để tạo sự đa dạng mỗi lần mua hàng. Cuối cùng, đừng quên thiết lập điều hướng (redirect) cho tất cả URL về 1 trang sản phẩm duy nhất.
Ví dụ: Pier1.com có (4) trang “Round Rug Pad”. Thay vì có tới 4 trang kém chất lượng và index hỗn độn:
http://www.pier1.com/round-rug-pad/PS63732.html
http://www.pier1.com/3%27-round-rug-pad/2930290.html
http://www.pier1.com/6%27-round-rug-pad/2930300.html
http://www.pier1.com/8%27-round-rug-pad/2930325.html
… thì hãy hợp nhất chúng về 1 trang Round Rug Pad chính thống, và việc còn lại hãy để chúng tôi thiết kế cho bạn sản phẩm.
9. Liên kết nội bộ: liên kết duy trì dòng truy cập (đến/từ các trang sản phẩm)
Liên kết nội bộ (là liên kết điều hướng đến các trang khác trong website) sẽ có ảnh hưởng lớn đến điểm SEO. Chúng giúp duy trì dòng truy cập hoặc “liên kết có liên quan. Nó sẽ giúp Google quyết định trang nào là trang đóng vai trò quan trọng trong website của bạn, và giúp cải thiện khả năng truy cập và hiển thị trên trang web của bạn. Liên kết nội bộ cũng giúp cho củng cố lại lĩnh vực mà trang đang hoạt động.
Nếu bạn có cơ hội đề cập đến các sản phẩm tương tự đang có hoặc sản phẩm bổ sung, liên kết chúng tới trang sản phẩm bằng văn bản neo (anchor text).
Rất nhiều website tập trung vào triển khai xây dựng cấu trúc đường dẫn bên ngoài (external link), chúng sẽ còn tạo ảnh hưởng lớn hơn so với những gì liên kết nội bộ có thể làm được.
Ví dụ: The Human Solution – liện kết nội bộ đã làm rất tốt nhiệm vụ của nó.
Tự tạo cơ hội nhờ Liên kết nội bộ
Nếu website của bạn có một sản phẩm thế mạnh, hãy gán ngay đường dẫn vào tên sản phẩm. Sau đó bạn có thể chèn siêu liên kết (hyperlink) để điều hướng đến sản phẩm, vừa tạo lợi thế cho SEO, vừa giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm nhanh hơn.
Google có một công cụ giúp bạn nhanh chóng gán website cho sản phẩm: site:yoursite.com product name
Dưới đây là một ví dụ khác về pier1.com:
Tôi không hề cố tình nhấp pier.com đâu, lol – chỉ đang đọc lướt qua thôi mà.
Gửi nhân viên chạy SEO của Pier1: không có ý chọc tức bạn đâu, tôi hứa! 🙂
Điều đáng khen ở đây là pier1.com đã có sự liên kết đến các sản phẩm, bạn có thể xem ví dụ của Capella Island Sofa Dining Collection.
Liên kết nội bộ thông qua các sản phẩm duy trì khả năng ở lại trang cực kỳ mạnh mẽ. Tuy phải tạo thủ công công, chúng sẽ giúp hiệu quả SEO của trang tăng vượt trội.
Phần mô tả của Sofa Dining có đoạn mô tả về thông tin từng phần của bộ bàn ghế. Tôi đã gợi ý cho họ tạo ngay ở đây một số đường dẫn chéo điều hướng đến sản phẩm. Tương tự với các trang khác, và bất cứ khi nào có cơ hội để gán link.
Cơ hội gán đường dẫn nội bộ – Dining Set, các phần khác nhau của một bộ bàn ghế đầy đủ
Chắc chắn phải có một đường dẫn nằm trong phần mô tả cho chiếc ghế Sand Armchair để đề cập (dẫn ngược về) bài viết đầy đủ về bộ bàn ghế của Dining. Việc này vừa tiết kiệm thời gian cho khách hàng, lại vừa tạo lợi thế không nhỏ cho SEO.
Cơ hội gán đường dẫn nội bộ – chiếc ghế đẩu trong bộ đầy đủ
Đường dẫn đến sản phẩm liên quan
Như đã nói đến phía trên, từng phần trong website đều có mối liên kết với các trang sản phẩm. Điều này vừa làm tăng mật để đạt mức hiệu quả cao nhất cho các đường dẫn, vừa cải thiện hiệu suất SEO. Tất cả các trang thương mại điện tử nên được kết hợp theo cách này.
10. Đánh giá sản phẩm: con đường ngắn để tăng lưu lượng tìm kiếm
Các sản phẩm được nhận đánh giá từ người dùng chính là mỏ vàng dành cho SEO. Chúng là những nội dung duy chỉ, xác đáng, hữu ích cho trang sản phẩm, và làm tăng đáng kể lưu lượng tìm kiếm. Hơn thế nữa, chúng cũng làm tăng lợi thế và niềm tin tưởng ở khách hàng!
Một nhà bán lẻ Online cho hay – Các bài đánh giá sản phẩm tăng lượng truy cập online tới 62%.
Hãy lập một mục riêng Đánh giá sản phẩm (câu chữ có thể không chỉn chu) và gợi ý cho người dùng tương tác ở đó.
Và đừng lo lắng nếu không nhận được trọn vẹn 5 sao, vì sự khác biệt trong mỗi bài đánh giá sẽ hợp pháp hóa các nội dung trên trang web của bạn.
Làm thế nào để có được bài đánh giá
Khuyến khích người dùng bằng cách đưa ra các thẻ chiết khấu hoặc giảm giá cho các khách hàng viết bài đánh giá. Với những người đã từng mua hàng hãy chăm sóc bằng email đánh giá (hãy chắc chắn bạn không spam hộp thư của họ nhé).
Hoặc bạn có thể sử dụng nền tảng như Trust Pilot hoặc Yotpo.
Ví dụ: Kohls – nội dung độc đáo viết bởi người dùng trên bao gồm các yêu cầu về sản phẩm và đánh giá
11. Ảnh và Video: hỗ trợ tối ưu SEO và tăng tỷ lệ chuyển đổi
Bạn có thể tăng độ nổi bật của câu chữ, từ khóa và tiêu đề phụ bằng hình ảnh minh họa cho sản phẩm và các video hướng dẫn. Ảnh họa và video kích thích lưu lượng truy cập và doanh số.
Ảnh có độ phân giải lớn
Khá khó để tin tưởng việc mua hàng online khi bạn không thể “mắt thấy tay cầm” sản phẩm. Nhưng ảnh có độ phân giải cao có thể khắc phục được vấn đề này.
67% khách hàng đánh giá chất lượng hình ảnh “vô cùng quan trọng” khi chốt một đơn hàng online – BigCommerce
Tối ưu ảnh và thẻ Alt
Cũng giống như nội dung, bạn cần làm nổi bật hình ảnh và hiệu đính chúng bằng thẻ tên và thẻ Alt.
Sử dụng các từ khóa mang tính mô tả trong thẻ tên và ngăn cách bằng dấu gạch ngang. Thẻ Alt nên đặt trùng với tên sản phẩm.
Tên ảnh: honda-pcx-150-scooter.jpg
Thẻ Alt: Honda PCX 150 Scooter
Sử dụng nhiều hình ảnh, kể cả Video bổ sung
Zappos là ví dụ điển hình thành công trong việc trưng bày các sản phẩm online. Họ đăng tải các sản phẩm giày dép bằng cách để khách hàng đi sản phẩm của họ, chụp lại từ mọi góc độ với mọi mẫu mã.
Miễn nó gắn với thứ bạn đang bán, đa dạng hình họa giúp khách hàng hiểu thứ họ cần mua. Hiển thị dưới mọi góc độ, mẫu mã và sản phẩm hoàn thiện và cả khi chưa hoàn thiện, chụp ảnh dưới phông nền trắng để sản phẩm đạt độ thật nhất, và còn nhiều ý tưởng nữa bạn có thể đề xuất dưới phần bình luận nhé!
Với video cũng tương tự, tăng tỷ lệ đặt hàng trung bình (Average Order Value) lên tới 50%. Và Zappos nói họ nhận thấy doanh số tăng từ 6% đến 30% khi video sản phẩm được bổ sung lên website.
Ví dụ: Zappos – hiển thị ảnh sản phẩm với mọi mẫu mã ở mọi góc độ, cùng với một video thật về mặt hàng
Sitemap (tạm dịch: Sơ đồ kết nối) Hình ảnh và Video
Bạn có thể trình lên Google Search Console bản sơ đồ kết nối hình ảnh của bạn để chúng được Google thu thập thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Video cũng tương tự. Chúng sẽ tăng lên đáng kể khả năng nhận diện hình ảnh và video sản phẩm, lưu lượng tăng chóng mặt và các đường link tiềm năng được tìm đến thông qua các nền tảng truyền thông.
12. Markup: Cấu trúc hóa dữ liệu để cải thiện Tỷ lệ nhấp chuột (CTR)
Chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc cải thiện CTR khi tái cấu trúc dữ liệu markup. Sử dụng markup giúp bạn nhận được nhiều sao vàng (nằm dưới tiêu đề) giúp website cải thiện vị thế trên các trang kết quả tìm kiếm (SERP: Search Engine Result Page).
Nếu bạn không quen với việc cấu trúc dữ liệu, hãy lọc ra xem những loại nội dung vào bạn có thể markup. Chỉ cần đảm bảo làm theo đầy đủ các bước hướng dẫn, bằng không Google báo cáo bạn đang có hành vi spam.
13. CTR (Tỷ lệ nhấp chuột): tăng CTR gốc và cả thứ hạng tìm kiếm
Vậy bạn đã có điểm SEO và sản phẩm của bạn đã có thứ hạng trên Google.
Tiếp theo sẽ làm gì?
Cho dù bạn đang ở vị trí #1 hay #10, sẽ vẫn có 1 lượng tỷ lệ CTR thụ động đến trang của bạn. Khi đó bạn sẽ cải thiện được CTR, bạn sẽ không chỉ nhận được nhiều lượt click hơn mà còn cạnh tranh lên vị trí cao hơn.
Nâng cao thứ hạng Website thông qua lượt nhấp chuột thụ động
14. Đường link phân cấp (Breadcrumb): cải thiện khả năng điều hướng trên trang sản phẩm
Đường link phân cấp của Website là những đường dẫn bạn thường thấy trên đầu một trang. Breadcrumb giúp người mua hàng truy vấn nhanh chóng, xác định vị trí sản phẩm họ cần mua. Chúng cũng hữu ích trong tối ưu SEO thương mại điện tử.
Ví dụ: BestBuy.com điều hướng rất tốt dù khối lượng catalogue dày đặc
15. Thêm vào giỏ hàng (add-to-cart): phương pháp kêu gọi hành động hiệu quả tăng sự chuyển đổi
Đừng quên đích đến cuối cùng của chúng ta: khách hàng sẽ thêm sản phẩm vào giỏ hàng ảo … và tiến hành quá trình thanh toán.
Ulta hẳn rất tâm huyết cho các trang sản phẩm của họ, làm nổi bật hơn hẳn nút Thêm vào “Bị” so với các phần khác.
Ví dụ: Nút “Thêm vào Bị” được tô màu hồng khó-mà-ngó-lơ của Ulta
16. Thiết bị di động: một trải nghiệm shopping gần gũi với người mua hàng mà cửa hàng nào cũng phải có
Điều quan trọng khi có một trang thương mại điện tử thân thiện với thiết bị di động là sẽ không bao giờ bị đánh giá thấp. Xu hướng di động không còn quá nổi cộm như trước đây, nhưng vẫn tiếp tục phát triển theo chiều hướng khả quan hơn.
Thiết bị di động chiếm tới 70% thời gian người dùng dành thời gian dạo quanh các trang bán lẻ, và chiếm 20% doanh thu – Internet Retailer
Bài phân tích nhu cầu thị trường sử dụng thiết bị di động (số liệu, xu hướng và định hướng)
Tháng 3 năm 2015, tỷ lệ người sử dụng internet trên các thiết bị di động vượt qua người dùng trên máy tính – Comscore
Google rất chú ý tới những chuyển biến trong việc sử dụng trên các thiết bị di động, sự chuyển biến này bắt đầu từ …
4/2015: Google tung ra “Mobilegeddon”, một bản cập nhật để tìm kiếm thuật toán xếp hạng các website có mức độ thân thiện di động cao hơn.
5/2016: Lần thứ 2 Google cập nhật thuật toán trên, với nỗ lực cải thiện trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động.
2017: Đo lường chỉ số Di động của Google. Vào cuối năm 2016 trong bản báo cáo kế hoạch của họ có nêu đánh giá các chỉ số và xếp hạng dựa trên phiên bản di động trên trang web, so sánh với phiên bản trên máy tính.
Phản hồi của Thiết kế Website trong việc shopping trên thiết bị di động
Phản hồi của thiết kế là các yếu tố trên website sẽ thay đổi và tùy chỉnh kích thước để phù hợp với mọi độ phân giải trên mọi thiết bị.
Ví dụ: Overstock.com hiển thị lựa chọn tùy chỉnh, thông tin chính và giá thành ngay trang đầu tiên
Đừng ẩn nội dung trên di động
Với việc xuất hiện công cụ Đo lường chỉ số Di động của Google, bạn cần bảo đảm không ẩn đi bất kỳ nội dung nào trên website. Bất kỳ trang sản phẩm nào có trên màn hình máy tính cũng phải xuất hiện trên thiết bị di động.
17. Tốc độ tải trang: Giảm thời gian tải trang sản phẩm
Tốc độ tải trang chậm sẽ ảnh hưởng không tốt đến tỷ lệ chuyển đổi và thứ hạng từ khóa của trang.
Có đến 73% người dùng thiết bị di động nói rằng họ không thể chịu được một website có tốc tải như “rùa bò” (Kissmetrics)
Vậy bao lâu là đủ để tải 1 trang sản phẩm?
Dưới 4 giây. Thành thực mà nói, 5 hay 6 giây cũng chấp nhận được. Nhưng lên đến 8,9,10 giây, thậm chí hơn thế nữa cho một trang sản phẩm là điều khó chấp nhận. Nếu bạn gặp vấn đề này thì điều bạn cần làm là cải thiện tốc tải ngay.
Các công cụ kiểm tra tốc độ tải trang
- Google’s Pagespeed Insights
- Webpagetest.org (công cụ ưa thích của tôi)
- Pingdom
- Gtmetrix
Ưu việt của việc tối ưu trang sản phẩm
Trang sản phẩm thường là trang landing page tiềm năng nhất của Website thương mại điện tử. Đặc biệt với các trang có quy mô tầm cỡ lớn.
Hãy theo dõi từng thay đổi nhỏ trên website của bạn. Và với SEO, hãy đảm bảo bạn luôn theo sát từng giai đoạn, thay đổi và biến chuyển của khách hàng để hiểu những nỗ lực của bạn đã đem lại những gì.
Nguồn: www.wiredseo.com