Sửa lỗi h-entry với công cụ Xác thực dữ liệu Cấu trúc

  • 14/07/2020
  • 0 Bình Luận

Tại sao thẻ h-entry (hentry) được coi là lỗi trên Search Console?

Nếu đang sử dụng Google Search Console, bạn có thể phát hiện các lỗi liên quan đến Missing Hentry hoặc microformat.org khi kiểm tra tab dữ liệu cấu trúc. Điều này vô cùng phổ biến trên các website WordPress và bạn cần hiểu rằng vấn đề này không gây hại đến điểm SEO. 

WordPress sẽ tự động thêm lớp CSS henry  khi giao diện sử dụng hàm  post_class()  lên bất kể loại bài đăng nào (tùy thuộc vào giao diện bạn đang sử dụng). Khi điều đó xảy ra, Search Console sẽ cho nó là lỗi vì giao diện không xuất bản tất cả các thẻ bắt buộc có liên quan đến hentry.

Thietkewebwp.vn – Đơn vị thiết kế website Doanh Nghiệp uy tín, chất lượng

“Hentry” là gì và dùng để làm gì?

“Hentry” là một lớp CSS được WordPress tự động thêm vào các khối nội dung trên mọi bài viết. Nó là một phần của kỹ thuật hAtom, sẽ thông báo với các công cụ tìm kiếm và trình phân tích cú pháp tệp tin rằng ở đây có nội dung có thể đăng chéo lên trang được chỉ định.

hAtom là một bản phác thảo đặc tả Microformat (còn gọi tắt µF / uF), để đánh dấu nội dung (X)HTML (sử dụng các lớp và thuộc tính rel) trên các trang web có chứa các mục blog hoặc các dạng nội dung theo tuyến thời gian tương tự. Những mục được đánh dấu có thể được phân tích cú pháp thành các nguồn cấp dữ liệu Atom (dựa trên XML), và cuối cùng hiển thị dưới dạng cập nhật trên các website khác. Nói một cách khác: “Trang/bài đăng có thể chứa một bài viết được trích xuất và hiển thị ở nguồn cấp dữ liệu”.

Với Microformat, bạn có thể gửi đi và xuất bản các thông tin như sự kiện, danh thiếp và lời đánh giá sản phẩm dưới dạng XHTML có nghĩa, có thể xem bình thường trên trình duyệt. Và một chương trình cũng có thể truy nhập, index và chỉnh lý lại chúng giống với dữ liệu gốc bằng cách thêm một số lớp CSS đơn giản hoặc đưa “rel” vào mã code.

Các website như “People Magazine” và “Blogger” đều sử dụng hAtom để chia sẻ bản cập nhật với bots và các công cụ tìm kiếm. Đó là một trong số các mô hình dữ liệu được cấu trúc (Structured Data) thường được dùng để cung cấp thông tin của 1 trang và phân tích nội dung trên trang đó. 

Đặc tính  hentry  bao gồm các thuộc tính dưới đây (có bắt buộc và tùy chọn).

  • entry-title – bắt buộc
  • entry-content – tùy chọn
  • entry-summary – tùy chọn
  • updated – bắt buộc
  • published – tùy chọn
  • author – bắt buộc
  • bookmark – tùy chọn
  • tag – tùy chọn

Cách sửa lỗi “Missing required hCard / hEntry”

Như đã nói ở trên, bất cứ đâu có thẻ hentry, chắc chắn phải tồn tại các thuộc tính entry-title (tiêu đề), updated (cập nhật) author (tác giả) để tránh gặp phải lỗi trên Google Search Console.

Cách sửa đơn giản

Thật may mắn, hentry là một lớp CSS được WordPress thêm vào thành phần chính của bài đăng trên blog của bạn. Muốn xóa bỏ lớp CSS này, chúng ta chỉ cần áp dụng một bộ lọc đơn giản để gỡ lớp CSS hEntry khỏi bị chèn vào bài viết. Đây là một cách sửa chắp vá và sẽ làm hư hại thẻ hAtom trong bài viết. Như đề cập trước đó, vấn đề này sẽ không ảnh hưởng đến thứ hạng SEO trên các công cụ tìm kiếm. Vì phần lớn với SEO, dữ liệu hAtom không cần thiết. Tuy nhiên, nó lại cản trở việc phân tích cú pháp khi phát hiện ra hAtom và sẽ không đưa bài viết vào danh mục kết quả tìm kiếm.

<?php
function imelgrat_remove_hentry($class)
{
$class = array_diff($class, array(‘hentry’));
return $class;
}
add_filter(‘post_class’, ‘imelgrat_remove_hentry’);
Chắc chắn bạn muốn xem thêm bài viết: Các mã lỗi trạng thái HTTP phổ biến nhất

Cách sửa bài bản cho lỗi h-entry

Để loại bỏ lỗi Search Console và để trình phân tích cú pháp tệp tin cung cấp các nội dung có chứa hAtom, bạn cần chèn thêm các trường bị thiếu (entry-title, author và updated) có sử dụng các đánh dấu microformat.

Bên dưới đây là một ví dụ đơn giản chỉ ra cách thêm các thẻ cần thiết vào giao diện WordPress để tuân thủ các thông số kỹ thuật của hEntry. Bằng cách này mà tất cả các lớp hAtom được thêm vào bài viết, trang và các công cụ Webmaster không hiển thị lỗi microformats.

<?php
/**
* Adds hatom tags to WordPress posts after the post title.
* Fixes Google Search Console hEntry specification errors.
*
* @link https://imelgrat.me/wordpress/hentry-fix-errors-wordpress/
*/
?>
<h2 class=”post-title“>
<a href=”<?php the_permalink(); ?>rel=”bookmarktitle=”<?php the_title_attribute(); ?>“>
<span class=”entry-title“><?php the_title(); ?></span>
</a>
</h2>
<p>Author: <span class=”vcard author“><span class=”fn“><?php the_author(); ?></span></span></p>
<p>Posted on: <span class=”date published“><?php the_time(‘Y/m/d’); ?></span></p>
<p>Updated: <span class=”date updated“><?php echo get_the_modified_time(‘Y/m/d’); ?></span>)</p>

Bạn cũng có thể thêm thẻ hAtom bằng cách áp dụng các bộ lọc trong WordPress, như mẫu dưới đây:

<?php
/**
* Adds hidden hatom tags to WordPress posts after the content block.
* They’re not visible to humans but parsers will still see and parse them.
*
* @link https://imelgrat.me/wordpress/hentry-fix-errors-wordpress/
*
* @param string The post content
*/
function add_hatom_tags($content)
{
if (is_home() || is_singular() || is_archive() ) {
$content .= ‘<div class=”hatom-extra” style=”display:none;visibility:hidden;”><span class=”entry-title”>’.get_the_title().‘</span> was last modified: <span class=”updated”> ‘.get_the_modified_time(‘F jS, Y’).‘</span> by <span class=”author vcard”><span class=”fn”>’.get_the_author().‘</span></span></div>’;
}
return $content;
}
add_filter(‘the_content’, ‘add_hatom_tags’);
// This filter adds the entry-content hAtom tag, showing where the full content block is.
function add_hatom_post_content ($content) {
if ( in_the_loop() && !is_page() ) {
$content = ‘<span class=”entry-content”>’.$content.‘</span>’;
}
return $content;
}
add_filter( ‘the_content’, ‘add_hatom_post_content’);

Nói cách khác, một khi đã chỉnh sửa các lỗi hentry xong, công cụ Structured Data Testing Tool sẽ hiển thị những thông tin theo thẻ tag như sau:

Chú ý cuối cùng

Vì WordPress là một hệ thống CMS về cơ bản được dùng để xuất bản bài viết / blog trên hầu hết tất cả các giao diện WordPress. Nếu có trường hợp ngoại lệ không thao tác được, hãy gán thêm lớp “hentry” hoặc “hfeed” vào phần nội dung. Riêng thẻ hAtom không nên đưa vào, vì Search Console sẽ báo lỗi.

Vì không ai thích những lỗi màu đỏ đó từ bảng điều khiển Webmaster, chúng ta hoặc sẽ xóa thẻ “hentry” trên HTML bài đăng, hoặc giữ nguyên toàn bộ đánh dấu microformat hAtom và thêm các lớp CSS bị thiếu.

Dù bằng cách nào, sau khi thay đổi tệp giao diện, bạn phải xác minh rằng đánh dấu Structured Data của bạn không còn chứa bất kỳ lỗi nào, bằng cách sử dụng Công cụ Structured Data Testing Tool của Google. Lỗi này vẫn có thể xuất hiện trên Search Console trong một vài ngày vì các thông số chưa cập nhật với thời gian thực, nhưng sẽ mất đi sau vài ngày.

Nguồn: imelgrat.me


Thietkewebwp.vn – Đơn vị thiết kế website Doanh Nghiệp uy tín, chất lượng

Bài viết liên quan

15 điều NÊN làm trước khi thay đổi giao diện WordPress (180 lượt xem )

Mục lụcTại sao thẻ h-entry (hentry) được coi là lỗi trên Search Console?“Hentry” là gì và dùng để làm gì?Cách…

Sửa lỗi h-entry với công cụ Xác thực dữ liệu Cấu trúc (477 lượt xem )

Mục lụcTại sao thẻ h-entry (hentry) được coi là lỗi trên Search Console?“Hentry” là gì và dùng để làm gì?Cách…

5 việc cần làm trước khi thuê Designer thiết kế Website (107 lượt xem )

Mục lụcTại sao thẻ h-entry (hentry) được coi là lỗi trên Search Console?“Hentry” là gì và dùng để làm gì?Cách…

Thiết kế Portfolio trên giao diện di động với Rich Brown (86 lượt xem )

Mục lụcTại sao thẻ h-entry (hentry) được coi là lỗi trên Search Console?“Hentry” là gì và dùng để làm gì?Cách…

No ratings!

Chưa có đánh giá

Đánh giá bài viết




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *