Lỗi máy chủ nội bộ 500 Internal Server Error là một trong những lỗi mã trạng thái HTTP phổ biến nhất mà bạn có thể gặp phải. Lỗi này xuất hiện có nghĩa là trên máy chủ của trang web bạn đang cố gắng truy cập đã xảy ra sự cố, nhưng máy chủ lại không thể cung cấp cho bạn vấn đề đó một cách cụ thể.
- Nhóm lỗi website 500 có rất nhiều các phiên bản, nhưng chung quy lại chúng ta có thể phát biểu rằng: đây là lỗi máy chủ rất thường gặp.
- Hầu như bạn sẽ chẳng thể làm gì được ngoài việc liên hệ trực tiếp với website và đợi họ sửa.
- Trong trường hợp nghi ngờ có khả năng xuất hiện lỗi, thử xóa cache và toàn bộ cookie trên trang.
Nếu bạn là Quản trị viên website, hãy tham khảo bài viết 500 Internal Server Error Lỗi máy chủ nội bộ và cách khắc phục ngay bên dưới để có được những giải pháp tốt nhất nếu bạn thường xuyên bị lỗi này gây phiền phức.
Lỗi 500 sẽ hiển thị như thế nào?
Thông báo lỗi 500 Internal Server Error có thể hiển thị vô số cách bởi vì mỗi một trang web lại có thể tùy chỉnh hiển thị thông báo khác nhau.
Dưới đây là một số cách thông báo lỗi 500 phổ biến nhất mà bạn có thể gặp:
- 500 Internal Server Error
- HTTP 500 – Internal Server Error
- Temporary Error (500)
- Internal Server Error
- HTTP 500 Internal Error
- 500 Error
- HTTP Error 500
- 500. That’s an error
Vì lỗi 500 Internal Server Error được phát hiện và hiển thị từ trang web bạn yêu cầu truy cập, nên bạn có thể bắt gặp chúng trên bất kỳ trình duyệt ở bất kỳ hệ điều hành nào, thậm chí ngay cả trên smartphone của bạn.
Thông thường, lỗi 500 Internal Server Error được hiển thị trong cửa sổ trình duyệt, giống như cách mà trang web thường thực hiện.
Nguyên nhân xuất hiện lỗi HTTP 500
Như chúng tôi đã đề cập bên trên, các thông báo Internal Server Error sẽ cho bạn biết đang có sai sót ở một điểm nào đó.
Phần lớn thời gian, “sai” ở đây có nghĩa là đã có sự cố với trang hoặc lập trình của trang, nhưng chắc chắn có khả năng sự cố đến từ phía máy chủ bạn, điều chúng ta sẽ nghiên cứu bên dưới.
Lưu ý: Nguyên nhân gây ra lỗi HTTP 500 sẽ được cung cấp thông tin một cách cụ thể hơn khi máy chủ sử dụng phần mềm Microsoft IIS. Hãy để ý những dãy số sau con số 500, chẳng hạn như lỗi HTTP 500.19 – Internal Server Error, có nghĩa là Dữ liệu cấu hình không hợp lệ.
Phương pháp khắc phục lỗi HTTP 500
Chúng ta đã biết được rằng, lỗi HTTP 500 Internal Server Error là lỗi máy chủ nội bộ, xuất phát từ máy chủ trang web mà bạn truy cập, không phải do máy tính bạn sử dụng truy cập hay đường truyền kết nối internet.
Mặc dù các trường hợp trên không xảy ra, nhưng cũng có thể vấn đề xuất hiện nguyên nhân từ phía máy của bạn, trong trường hợp này, hãy thử:
- Tải lại trang web, bạn có thể làm điều đó bằng cách nhấp vào nút làm mới/tải lại, nhấn F5, Ctrl+R hoặc thử lại URL từ thanh địa chỉ.
Dù lỗi 500 Internal Server Error là lỗi xuất phát từ máy chủ của trang web, nhưng cũng chỉ là vấn đề tạm thời, việc tải lại trang web đôi khi sẽ thành công.
Lưu ý: Nếu lỗi 500 xuất hiện khi bạn cố gắng thanh toán một đơn hàng qua kênh mua hàng trực tuyến, hãy lưu ý rằng các lần thử kiểm tra nhiều lần có thể sẽ tạo ra nhiều đơn đặt hàng và khiến tốn mất cả đống chi phí! Hầu hết các kênh bán hàng trực tuyến đều có biện pháp bảo vệ tự động để báo cho bạn về lượng đơn hàng bất thường, nhưng bạn vẫn cần lưu ý điều này.
2. Xóa bộ nhớ Cache của trình duyệt. Nếu sự cố xảy ra với phiên bản được lưu trong bộ nhớ cache của trang web bạn đang truy cập, nó có thể đó là nguyên nhân lỗi 500.
Lưu ý: Lỗi máy chủ nội bộ thường không bị gây ra bởi các sự cố bộ nhớ cache, nhưng đôi khi lỗi này sẽ biến mất sau khi thao tác. Đó là phương pháp dễ thực hiện và không gây hậu quả gì, vậy nên đừng bỏ qua nhé.
3. Xóa Cookie trình duyệt. Bạn có thể khắc phục lỗi 500 Internal Server Error bằng cách xóa các cookie được liên kết với trang web xuất hiện lỗi.
Sau khi xóa (các) cookie này, hãy khởi động lại trình duyệt và thử tải lại.
4. Khắc phục sự cố lỗi 504 Gateway Timeout thay vì 500.
Điều này tuy không thường xuyên xảy ra, nhưng có một số trường hợp máy chủ hiện thông báo lỗi máy chủ nội bộ 500 trong khi đó, thực ra 504 Gateway Timeout mới là thông báo lỗi thích hợp hơn dựa trên nguyên nhân gây ra vấn đề.
5. Một phương án khác mà bạn có thể làm đó là liên hệ trực tiếp tới website. Nhiều khả năng là các quản trị viên của trang web đã phát hiện ra rồi. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng họ chưa, hãy cho họ biết để có thể giúp đỡ cả bạn và họ (cũng như những người khác).
Thảm khảo danh sách Thông tin liên hệ Website để biết thêm thông tin liên hệ các trang web phổ biến. Hầu hết các trang web đều có link hỗ trợ trực tuyến bằng tài khoản hoặc group trên mạng xã hội và đôi khi là số điện thoại, Email.
Mẹo: Nếu trang web bạn truy cập có vẻ như “sập” hoàn toàn và không thể tìm ra cách để liên hệ trực tiếp với quản trị trang web v, bạn có thể theo dõi các sự cố ngừng hoạt động trên Twitter. Hãy tìm kiếm bằng các hashtag: #websitedown, ví dụ như #gmaildown hay #facebookdown để tìm kiếm thêm thông tin về các sự cố website tương ứng.
6. Quay trở lại sau. Thật không may, lỗi 500 Internal Server Error đang là vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn vào thời điểm này, nhưng chắc chắn sau đó sẽ được sửa chữa.
Nếu thông báo lỗi 500 Internal Server Error xuất hiện khi bạn đang mua hàng trực tuyến, nó sẽ giúp kênh bán hàng trực tuyến đó biết được việc bán hàng c bị gián đoạn – thường sẽ có một ưu đãi lớn của kênh để khắc phục sự cố này một cách nhanh chóng!
Ngay cả khi bạn gặp lỗi 500 trên một trang web không bán bất cứ thứ gì, như Youtube hoặc Twitter, miễn là bạn đã cho họ biết về sự cố, hay chí ít là bạn đã thử, bạn đã có thể làm nhiều thứ có ích hơn là chỉ ngồi đợi.
Cách sửa lỗi 500 Internal Server Error trên Website của bạn
Lỗi 500 Internal Server Error trên chính website của bạn lại đòi hỏi một quá trình xử lý hoàn toàn khác. Như đã đề cập, lỗi 500 chủ yếu xuất hiện bởi lỗi từ máy chủ, có nghĩa là rất có thể sự cố đó sẽ được khắc phục nếu đó là trang web của bạn.
Có rất nhiều lý do giải thích cho việc trang web của bạn gửi thông báo lỗi 500 tới người dùng, nhưng dưới đây là những lỗi phổ biến nhất:
- Lỗi Permissions Error. Trong hầu hết các trường hợp, lỗi 500 Internal Server Error là do sự cấp quyền không chính xác trên một hoặc nhiều tệp, thư mục. Thông thường, một sự cấp quyền không chính xác đổ lỗi đến tập lệnh PHP và CGI. Chúng thường được đặt ở dạng 0755 (-rwxr-xr-x)
- Lỗi PHP Timeout. Nếu tập lệnh của bạn kết nối với tài nguyên bên ngoài và hết thời gian chờ tài nguyên, lỗi HTTP 500 xuất hiện. Quy định thời gian chờ hoặc tốt hơn là tự điều chỉnh xử lý lỗi trong tập lệnh sẽ giúp ích rất nhiều nếu đúng là nguyên nhân gây ra lỗi 500.
- Lỗi mã hóa trong .htaccess. Mặc dù không phổ biến, nhưng hãy đảm bảo kiểm tra xem tập .htaccess của trang web có đúng cấu trúc hay không.
Nếu như bạn đang chạy WordPress, Joomla, CMS hoặc một hệ thống quản lý nội dung, hãy cố gắng liên hệ tới các trung tâm hỗ trợ để được trợ giúp cụ thể hơn khắc phục sự cố 500 Internal Server Error.
Nếu bạn không sử dụng công cụ quản lý nội dung có sẵn, các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web của bạn, như InMotion, Dreamhost, IONOS(1&1) v.v có thể cung cấp một số cách trợ giúp bạn cụ thể hơn tùy từng trường hợp.
Những cách khác mà bạn có thể gặp lỗi 500
Trong Internet Explorer, thông báo The website cannot display the page thường cho biết lỗi máy chủ HTTP 500. Lỗi 405 Method Not Allowed cũng là một khả năng khác, nhưng bạn có thể biết chắc bằng cách tìm kiếm 500 hay 405 trong thanh tiêu đề của IE.
Nếu các dịch vụ của Google, như Gmail hoặc Google+ đang gặp phải lỗi 500 Internal Server Error, chúng thường báo cáo lỗi Temporary Error (500) hoặc đơn giản là 500.
Khi Windows Update thông báo lỗi lỗi máy chủ nội bộ, nó xuất hiện dưới dạng thông báo WU_E_PT_HTTP_STATUS_SERVER_ERROR hoặc dưới dạng mã lỗi 0x8024401F.
Nếu trang web báo cáo lỗi 500 đang chạy Microsoft IIS, bạn có thể nhận được thông báo lỗi cụ thể hơn:
500.0 | Đã xảy ra lỗi Module hoặc ISAPI |
500.11 | Ứng dụng đang tắt trên máy chủ trang web |
500.12 | Ứng dụng đang bận khởi động lại trên máy chủ web |
500.13 | Máy chủ web quá bận |
500.15 | Yêu cầu trực tiếp đến Global.asax không được cấp phép |
500.19 | Dữ liệu cấu hình không hợp lệ |
500.21 | Module không được nhận dạng |
500.22 | Cấu hình httpModules ASP.NET không áp dụng trong chế độ Managed Pipeline |
500.23 | Cấu hình httpHandlers ASP.NET không áp dụng trong chế độ Managed Pipeline |
500.24 | Cấu hình mạo danh ASP.NET không áp dụng trong chế độ Managed Piperline |
500.50 | Đã xảy ra lỗi ghi đè khi xử lý thông báo RQ_BEGIN_REQUEST. Đã xảy ra lỗi cấu hình hoặc lỗi thực thi gửi đến |
500.51 | Đã xảy ra lỗi ghi đè trong khi xử lý thông báo GL_PRE_BEGIN_REQUEST. Đã xảy ra lỗi cấu hình chung hoặc lỗi thực thi quy tắc chung |
500.52 | Đã xảy ra lỗi ghi đè khi xử lý thông báo RQ_SEND_RESPONSE. Đã xảy ra thực thi quy tắc đi. |
500.53 | Đã xảy ra lỗi ghi đè khi xử lý thông báo RQ_RELEASE_REQUEST_STATE. Đã xảy ra lỗi thực thi quy tắc đi. Quy tắc được cấu hình để được thực hiện trước khi bộ nhớ cache của người dùng đầu ra được cập nhật |
500.100 | Lỗi ASP nội bộ |
Thông tin thêm về các mã cụ thể IIS này có thể được tìm thấy trên mã trạng thái HTTP của Microsoft trong IIS 7.0, IIS 7.5 và trang IIS 8.0.
Các lỗi tương tự như HTTP 500
Nhiều thông báo lỗi trình duyệt tương tự như thông báo lỗi 500 Internal Server Error vì chúng đều là những lỗi xuất phát từ phía máy chủ, ví dụ như 502 Bad Gateway, 503 Service Unavailable, và 504 Gateway Timeout.
Nhiều mã trạng thái HTTP cũng tồn tại từ phía máy người dùng, phổ biến nhất trong các mã là lỗi 404 Not Found. Bạn có thể tham khảo tất cả chúng trong danh sách HTTP Status Code Errors này.
Nguồn: lifewire.com