CÁC LỖI MÃ TRẠNG THÁI HTTP PHỔ BIẾN NHẤT

  • 08/06/2020
  • 0 Bình Luận

Cách khắc phục lỗi mã trạng thái 

HTTP 4xx (Khách hàng) và 5xx (Máy chủ)

cac-ma-loi-trang-thai-html

Mã trạng thái HTTP (với các dạng 4xx và 5xx) là loại mã sẽ xuất hiện khi có lỗi tải của một trang web. Mã trạng thái HTTP là các dạng lỗi tiêu chuẩn, vì vậy bạn có thể thấy chúng trong bất kỳ trình duyệt nào, như Edge, Internet Explorer, Firefox, Opera, Chrome,v.v.

Các mã trạng thái HTTP 4xx và 5xx phổ biến thường gặp nhất được liệt kê bên dưới đây cùng với các mẹo hữu ích sẽ giúp bạn khắc phục chúng để tiếp tục truy cập website mà bạn đang tìm kiếm.

Các mã lỗi trạng thái phổ biến
Mã trạng thái Lý do Thông tin
400 Bad Request Yêu cầu gửi đến website máy chủ (ví dụ, yêu cầu tải trang) bị định dạng sai. Khi đó máy chủ không thể hiểu được, không thể thực hiện tiến trình và thay vào đó sẽ gửi bạn thông báo lỗi 400.
401 Unauthorized  Trang mà bạn đang cố gắng tiếp cận không thể tải được cho đến khi đăng nhập bằng username và mật khẩu hợp lệ. Nếu bạn chỉ vừa mới đăng nhập và nhận được lỗi 401, điều đó có nghĩa thông tin đăng nhập vừa rồi không đúng. Tức bạn không có tài khoản đăng ký với website này. Username đăng nhập không chính xác hoặc sai mật khẩu.
403 Forbidden Yêu cầu truy cập vào trang hoặc tài nguyên bạn đang cố truy cập hoàn toàn bị cấm. Nói cách khác, lỗi 403 xuất hiện có nghĩa là bạn không có quyền truy cập vào bất cứ điều gì mà bạn đang cố gắng muốn thấy.
404 Page Not Found Mã trạng thái 404 Page Not found này sẽ xuất hiện khi trang mà bạn đang cố gắng truy cập không thể tìm thấy trên máy chủ của trang web. Đây chính là mã trạng thái HTTP phổ biến nhất mà bạn có thể gặp phải. Lỗi 404 thường sẽ xuất hiện dưới thông báo The page cannot be found (Không thể tìm thấy trang)
408 Request Timeout Mã trạng thái 408 Request Timeout cho bạn biết yêu cầu mà bạn gửi tới máy chủ trang web (như yêu cầu tải trang) đã hết thời gian chờ. Nói cách khác, lỗi 408 xuất hiện khi việc kết nối với trang web của bạn mất nhiều thời gian hơn thời gian chờ mặc định của máy chủ trang web.
500 Internal Server Error 500 Internal Server Error là mã trạng thái HTTP rất chung chung, có nghĩa là trên máy chủ của trang web đã xảy ra sự cố nhưng máy chủ lại không thể làm rõ chính xác vấn đề. Mã trạng thái 500 Internal Server Error này là thông báo lỗi “phía máy chủ” phổ biến nhất mà bạn thường thấy.
502 Bad Gateway Một máy chủ nhận được phản hồi không hợp lệ từ một máy chủ khác mà nó đang truy cập trong khi cố gắng tải trang web hoặc trả lời yêu cầu của trình duyệt. Nói cách khác, lỗi 502 là một vấn đề nảy sinh giữa hai máy chủ khác nhau trên internet khi chúng “giao tiếp” với nhau không đúng cách.
503 Service Unavailable máy chủ của trang web chỉ đơn giản là không có sẵn tại thời điểm đó. Lỗi 503 là lỗi thường do máy chủ tạm thời quá tải hoặc đang trong thời gian bảo trì.
504 Gateway Timeout Một máy chủ không nhận được phản hồi kịp thời từ một máy chủ khác mà nó đang truy cập trong khi cố gắng tải trang hoặc điền một yêu cầu khác của trình duyệt. Lỗi 504 xảy ra thường có nghĩa là máy chủ khác bị sập hoặc không hoạt động bình thường.

Chú ý: Mã trạng thái HTTP bắt đầu với chữ số 1,2 và 3 không phải là lỗi và cũng rất ít khi xuất hiện. Nếu tò mò muốn tìm hiểu thêm về kiến thức này, hãy xem thêm danh sách đầy đủ các mã trạng thái tại đây.

Nguồn: lifewire.com


Bài viết liên quan

15 điều NÊN làm trước khi thay đổi giao diện WordPress (180 lượt xem )

Nếu bạn đã từng sử dụng WordPress, thì có thể đã thay đổi giao diện ít nhất một lần rồi.…

Sửa lỗi h-entry với công cụ Xác thực dữ liệu Cấu trúc (477 lượt xem )

Tại sao thẻ h-entry (hentry) được coi là lỗi trên Search Console? Nếu đang sử dụng Google Search Console, bạn…

5 việc cần làm trước khi thuê Designer thiết kế Website (107 lượt xem )

Đối với doanh nghiệp nhỏ, thuê một đội thiết kế website chuyên nghiệp là bước sống còn để đi đến…

Thiết kế Portfolio trên giao diện di động với Rich Brown (86 lượt xem )

Dự án thiết kế Portfolio của Rich Brown là sự hợp tác giữa Rich, Giám đốc nghệ thuật và Jordan…

No ratings!

Chưa có đánh giá

Đánh giá bài viết




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *