Ứng dụng UX vào cuộc sống – lấy người dùng làm trung tâm

  • 12/03/2020
  • 0 Bình Luận

Đặc điểm xác định thiết kế UX là tập trung vào nghiên cứu người dùng, sử dụng  phương pháp thiết kế lặp (Iterative), thiết kế lấy người dùng làm trọng tâm (User-centered Design – UCD) và tiếp cận (Approach) giúp đưa ra các giải pháp. Tưởng tượng nếu chúng ta áp dụng UCD cho chính chúng ta, cuộc sống và sự nghiệp của chúng ta thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Mọi thứ trên thế gian này đều được thiết kế, cho dù chúng ta có để tâm đến nó hay không. Điện thoại thông minh và TV, xe hơi và nhà cửa, ngay cả vật nuôi và con cái của chúng ta cũng là những sản phẩm sáng tạo có chủ đích.

Vậy tại sao chúng ta không sáng tạo cuộc đời của riêng mình nhỉ?

Rất nhiều người trong chúng ta hiện đang chăm chăm vào công việc – hoặc thậm chí là các mối quan hệ – và tự hỏi, “Tại sao tôi mãi ở vị trí này này lâu đến thế? Đây có đúng là nơi tôi muốn, nơi tôi thực sự cần hay không? Có đúng nơi mà tôi nên thuộc về hay không?”

Câu trả lời đơn giản – và đôi khi khắc nghiệt – là chúng ta thường không đưa ra các quyết định có chủ ý về cuộc sống và sự nghiệp của mình, so với những gì thường làm cho khách hàng và ông chủ. Thay vào đó, một khi đã quyết định chấp nhận một vị trí hoặc tham gia vào một mối quan hệ, quán tính sẽ tiếp quản. Chúng ta trở nên thụ động hơn là những người tham gia tích cực trong cuộc sống của chính chúng ta, sẽ ngày càng ít đi các lựa chọn và cơ hội.

Hoặc, theo thuật ngữ UX: Chúng ta ngừng nghiên cứu người dùng, ngừng lặp lại và ngừng đáp ứng các nhu cầu của riêng mình, cuộc sống và sự nghiệp của chúng ta vì vậy mà trở nên ít hữu ích và thú vị hơn.

Rất may, tất cả các công cụ nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm mà chúng ta cần để “thiết kế” cuộc sống đều có thể dễ dàng thu thập và học hỏi. Bạn không cần được đào tạo đặc biệt hoặc vay tiền để làm điều đó. Tất cả những gì bạn cần là sẵn sàng tự hỏi mình những câu hỏi thật khó và chấp nhận rủi ro.

Bạn chỉ cần hoàn thành tất cả công việc được cho là thiết yếu; cân bằng giữa cuộc sống – công việc; và dành thời gian cho những gì quan trọng nhất đối với bạn là điều nên hướng tới.

Ý tưởng áp dụng các công cụ UX vào cuộc sống của tôi không phải đột nhiên tự nghĩ ra. Nguyên tắc thiết kế UX có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực hơn giới hạn kỹ thuật của nó (tôi biết điều đó nhưng không thực sự quan tâm). Nhưng chỉ khi trải qua một số các sự việc không mấy thoải mái cho cuộc sống cá nhân, cuối cùng tôi chọn sẽ thử nghiệm những phương pháp này vào cuộc sống và gia đình tôi. Điều đó có nghĩa là, tôi không chỉ rao giảng về những phương pháp này mà tôi cũng đã áp dụng chúng.

ung-dung-ux-vao-cuoc-song-lay-nguoi-dung-lam-trung-tam-1
Tôi và cộng sự – vợ tôi chọn một một môi trường  làm việc hoàn toàn mới sau khi thiết kế lại sơ đồ cuộc sống, công việc ứng dụng thiết kế UX

Vậy làm thế nào để ứng dụng thiết kế UX vào cuộc sống của bạn?

Dưới đây, tôi sẽ giới thiệu cho bạn bốn công cụ và phương pháp bạn có thể sử dụng để bắt đầu:

  1. Cuộc sống của bạn trong tuần: Kiểm tra tình hình quá khứ của bạn
  2. Biểu đồ Eisenhower: Một đánh giá khả năng sử dụng cho hiện tại và vấn đề ưu tiên của bạn.
  3. Biểu đồ tương đồng: Phương pháp nghiên cứu định tính để xác định và nhìn lại cách thức thành công của bạn (KPIs).
  4. Cuộc sống thử nghiệm: Bởi vì bạn phải thử nó trước khi bạn sống theo cách đó.

Nhưng trước hết hãy nói đến…

Thietkewebwp.vn – thiết kế website Bán Hàng chuẩn SEO

Bắt đầu từ công việc: Quy trình Thiết Kế Trọng Tâm Người Dùng (UCD)

Tư duy thiết kế, và quy trình thử nghiệm sáng tạo có chủ ý của nó cung cấp một bản kế hoạch tuyệt vời về cách nghiên cứu người dùng trên chính bạn, tạo ra cuộc sống bạn cần, và kiểm tra kết quả.

Quy trình  UCD này không có gì lạ lẫm cả. Theo nhiều cách khác nhau, ông bà tổ tiên chúng ta đã thực hành quá trình này ngay từ lần đầu biết giao tiếp và biết vẽ lên các vách đá trong hang động. Cách gọi tư duy thiết kế, UX, hoặc đơn giản là giải quyết vấn đề – thật sự không khác biệt nhiều giữa các cơ quan và ban ngành bất kể khung độc quyền nào.

Rất quen phải không? Quá trình thiết kế ở dạng đơn giản nhất. Credit: Christopher Holm-Hansen, thenounproject.com.
Rất quen phải không? Quá trình thiết kế ở dạng đơn giản nhất. Credit: Christopher Holm-Hansen, thenounproject.com.

Mô tả đơn giản nhất về quy trình thiết kế UCD là: :

01. Giai đoạn 1: Nghiên cứu

Bước đầu tiên để tìm kiếm bất kỳ giải pháp thiết kế nào là nói chuyện với người dùng cùng các bên liên quan và xác nhận vấn đề (và không chỉ bao gồm mỗi việc phản hồi các báo cáo đâu). Nghiên cứu này cũng được sử dụng để điều chỉnh nhu cầu của người dùng và doanh nghiệp với những gì khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế. Bước đầu tiên này cực kì tự do linh hoạt, bạn không cần bỏ quá nhiều công sức phân tích kỹ lưỡng các trường hợp đâu.Người dùng của bạn biết họ cần gì và nghiên cứu này sẽ giúp bạn suy ra điều đó.

02. Giai đoạn 2: Thiết kế

Đừng chỉ cố gắng làm mọi thứ thật thẩm mỹ – dù ai cũng yêu cái đẹp! Hãy tập trung vào việc tạo ra các giải pháp cho các nhu cầu cụ thể, các điểm chưa hoàn hảo và các cơ hội nhận định trong từng giai đoạn nghiên cứu. Và hãy nhớ, thiết kế vừa là một danh từ vừa là một động từ. Vâng, bạn cung cấp thiết kế cho khách hàng, nhưng thiết kế – đầu tiên và quan trọng nhất – là một quá trình hình thành quan điểm, thử nghiệm và sửa lỗi. Và một khi bạn có trong tay giải pháp thì sẽ đến…

03. Giai đoạn 3: Thử nghiệm

Kiểm tra sớm và kiểm tra thường xuyên. Khi giải pháp chưa được đánh giá cao và trước khi được đưa ra thị trường, hãy thử nghiệm chúng trước người dùng thực để đảm bảo bạn đang giải quyết đúng vấn đề. Trở thành một chuyên gia giỏi trong việc phạm sai lầm và lặp lại những bài học rút ra từ những sai lầm đó. Đó là chìa khóa để đưa ra các giải pháp tốt nhất.

04. Lặp lại

Hầu hết các tài liệu tư duy thiết kế đều minh họa cho quy trình thiết kế các sản phẩm, phần mềm, ứng dụng hoặc thiết kế web. Ở chỗ chúng tôi, J + E Creative, chúng tôi cũng áp dụng quy trình này cho việc thiết kế đồ họa, sáng tạo nội dung, giáo dục và làm phim. Và vì lý do đó, chúng tôi không gọi đó là quy trình thiết kế UX. Chúng tôi bỏ tính từ viết tắt bởi vì, theo kinh nghiệm của chúng tôi, quy trình này cũng hoạt động tốt cho các bản trình bày và nuôi dưỡng tư tưởng như đối với phần mềm doanh nghiệp.

Đây là quá trình giải quyết vấn đề. Chúng ta chỉ cần biến hóa quá trình này sao cho phù hợp với mình.

Mở rộng Phạm vi: Quy trình Giáo Dưỡng Trọng Tâm

Là nhà sáng tạo và là phụ huynh của 5 đứa trẻ học tiểu học, một trong những nơi đầu tiên chúng tôi đã cố gắng áp dụng quy trình thiết kế cho cuộc sống là vào vấn đề về nuôi dạy con cái.

Nói về một nỗi đau. Sử dụng kiến ​​thức cơ bản về UX để giải quyết vấn đề nuôi dạy con cái đã mở ra cánh cửa cho một ứng dụng rộng rãi hơn và – may mắn là- cứu được bàn chân mỏng manh của chúng tôi.
Nói về một nỗi đau. Sử dụng kiến ​​thức cơ bản về UX để giải quyết vấn đề nuôi dạy con cái đã mở ra cánh cửa cho một ứng dụng rộng rãi hơn và – may mắn là- cứu được bàn chân mỏng manh của chúng tôi.

Trong trường hợp của chúng tôi, bọn trẻ không dọn dẹp Lego của chúng. Chưa bao giờ dọn luôn. Và giẫm lên một mảnh Lego có thể là điều đau đớn nhất có thể xảy ra trong căn nhà của bạn. Tất cả chúng đều có góc vuông nhọn, nhựa cứng, và vứt lăn lóc ở những nơi mà bạn tưởng như an toàn, như nhà bếp hoặc phòng tắm.

Nhưng làm thế nào bạn có thể nghiên cứu, thiết kế và kiểm tra vấn đề nuôi dạy con cái – chẳng hạn như bảo ban con cái nhặt Lego của chúng – bằng cách sử dụng quy trình thiết kế UCD?

Nghiên cứu

Thời đại bây giờ chúng ta đã giỏi hơn những bậc cha mẹ thời xưa phải đấu tranh với thực tế kinh khủng khi giẫm lên những “lưỡi dao” nhỏ bằng nhựa. Và giống như hầu hết các bậc cha mẹ, chúng tôi đã rút ra bài học từ các mối đe dọa và hậu quả là không phù hợp với mục tiêu thay đổi hành vi của con cái chúng ta.

Vì vậy, chúng tôi bắt đầu với phân tích theo tình huống hiện tại: lego của bọn trẻ được cất trong các hộp hình vuông trong tủ sách Ikea vuông trên sàn trải thảm. Thông thường, những đứa trẻ sẽ đổ Lego ra thảm trải sàn – để dễ phân loại các mảnh nhưng đồng thời lại gây ra sự bất tiện như Lego khó lòng dọn sạch sẽ khỏi thảm.

Họ thật sự bán mấy đôi dép này đấy. Nếu sản phẩm của bạn yêu cầu tôi phải tự bảo vệ mình khỏi nó trong nhà riêng của tôi, vấn đề nằm ở chính sản phẩm chứ không phải tôi. Credit: BRAND STATION / LEGO / Piwee.
Họ thật sự bán mấy đôi dép này đấy. Nếu sản phẩm của bạn yêu cầu tôi phải tự bảo vệ mình khỏi nó trong nhà riêng của tôi, vấn đề nằm ở chính sản phẩm chứ không phải tôi. Credit: BRAND STATION / LEGO / Piwee.

Chúng tôi đã làm một bài phân tích và rất ngạc nhiên khi biết rằng, vào năm 2015, chính Lego đã xác nhận vấn đề này và hợp tác với Brand Station để cho ra một loại dép đi trong nhà an toàn với Lego. Nhưng, thật đáng buồn, đây là một giải pháp tức thời và không thực tế.

Tất cả “người dùng” của chúng tôi, tuyệt vời và nhỏ bé. Thật thú vị khi nghĩ rằng người dùng đang phải trả tiền cho khách hàng hoặc người ghé thăm website. Nhưng hãy mở rộng ra quan điểm ra, người dùng ở khắp mọi nơi. Thậm chí ngay trong căn nhà của bạn.
Tất cả “người dùng” của chúng tôi, tuyệt vời và nhỏ bé. Thật thú vị khi nghĩ rằng người dùng đang phải trả tiền cho khách hàng hoặc người ghé thăm website. Nhưng hãy mở rộng ra quan điểm ra, người dùng ở khắp mọi nơi. Thậm chí ngay trong căn nhà của bạn.

Cuối cùng, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn người dùng. Chúng tôi hiểu quan điểm của của bên đầu tư: Muốn Lego phải ở trong thùng hoặc lũ trẻ phải nhặt chúng lên sau khi chơi. Nhưng chúng tôi không dám chắc mình biết được hoàn toàn những gì người dùng muốn. Vì vậy, chúng tôi đã lần lượt nói chuyện với từng người trong số bọn trẻ (không gặp theo nhóm!) và những gì chúng tôi nghe được đã khiến mình “sáng mắt”. Tất nhiên, bọn trẻ không muốn nhặt Lego lên. Rất bất tiện khi chơi tiếp vào lần sau và khó nhặt vì thảm trải sàn (nhiều lông sợi gây khá khó nhìn). Nhưng chúng tôi ngạc nhiên khi biết rằng những đứa trẻ cũng biết có vấn đề gì liên quan tới đống Lego – trên hết chúng không thích bị gò bó. Với tư cách khách hàng của đồ chơi, chúng khá buồn vì chúng tôi đã không hỏi sớm hơn.

Thiết kế

Còn nhớ tôi đã nói, người dùng luôn biết họ cần gì không?

Một trong những “người dùng” của chúng tôi gợi ý, “Thế còn cái bàn xe lửa có bề mặt lớn với ngăn kéo rộng bên dưới thì sao.”

Eureka!

Tái tương tác. Điều gì hiệu quả trong tương tác này thường hiệu quả với một tương tác khác. Và với một chút sáng tạo và linh hoạt, một số giải pháp tự thể hiện bản thân chúng.
Tái tương tác. Điều gì hiệu quả trong tương tác này thường hiệu quả với một tương tác khác. Và với một chút sáng tạo và linh hoạt, một số giải pháp tự thể hiện bản thân chúng.

Bằng cách hoán đổi “nội dung” của các thùng Lego với bàn xe lửa, chúng tôi đã giải quyết gần như tất cả các nhược điểm của “người đầu tư” và “người dùng”:

  • Các khối Lego với tất cả kích cỡ dễ dàng tìm thấy trong ngăn kéo bàn xe lửa.
  • Bề mặt phẳng lớn của bàn xe lửa là nơi chơi Lego và dọn dẹp tốt hơn so với thảm trải sàn.
  • Dọn dẹp thật dễ dàng – chỉ cần đóng ngăn kéo lại!
  • Lợi ích thêm: không còn mệt mỏi nghĩ cách dọn dẹp những món đồ chơi xe lửa khi tụi trẻ lớn lên.

Thử nghiệm

Không có giải pháp nào là hoàn hảo, và điều này cũng không ngoại lệ. Mặc dù giải pháp khá đơn giản, chúng tôi vẫn cần phải lặp lại nó thường xuyên để tránh lỗi phát sinh. Ví dụ lỗi, là khi mỗi đứa trẻ đều khăng khăng đòi toàn bộ bề mặt bàn chơi phải là của riêng mình. Lỗi khác là khi ngăn kéo thấp hơn hiếm khi được đẩy vào nếu không được nhắc nhở.

Nhưng bạn biết gì không? Chúng tôi đã không dẫm vào một khối Lego nào trong nhiều năm. #TrustTheProcess.

Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Sự vi diệu của WireFrame trong thiết kế website

Trải nghiệm cuối cùng: Quy Trình Sống Trọng Tâm 

Từ hiểu biết về cách áp dụng quy trình thiết kế vào công việc chuyên môn, và được khuyến khích từ việc áp dụng UX với con cái, chúng tôi bắt đầu thực hiện quy trình cho thứ gì đó lớn lao hơn – có lẽ là lớn nhất, trên tất cả.

Là cuộc sống của chúng ta.

Đây không phải là một kế hoạch. Đây là một chuyện nhảm nhí.
Đây không phải là một kế hoạch. Đây là một chuyện nhảm nhí.

Trên Internet có vô vàn những lời khuyên về chủ đề này. Người ta thường hay nhầm lẫn những thông điệp truyền cảm hứng phổ thông kiểu này với một con đường “nâng cấp” bản thân đúng đắn, hay một lối sống Chánh niệm.. Nhưng tôi thậm chí còn cho rằng những thông điệp đó – về hiệu quả trước mắt – đang gây tổn hại đến người tiếp nhận. Tại sao à?

Chúng có các đặc tính nhận biết như sau:

  • Cụm từ mơ hồ hoặc lời nói nhảm nhí.
  • Những người diễn thuyết không có thực, thường không có ví dụ thực tế.
  • Hàm ý đạt được những viễn cảnh huyền hoặc.
  • Những lời kêu gọi cho sự lạc quan cố chấp, bất ngờ.

Nhưng đáng sợ nhất, các thông điệp này được ngụy trang một cách cao siêu, bằng các câu chuyện được hiển nhiên công nhận và giả dạng như những bài học quý giá. Hoặc câu chuyện về cuộc sống hiện tại, về một cuộc dồn bức đến con số 0 làm ta gợi nhớ đến việc Cortes đốt cháy những con tàu của mình.

Ngắn gọn lại, chúng đều là chuyện nhảm nhí.

Những gì chúng ta cần là những công cụ thiết thực có thể học hỏi và áp dụng cho các trải nghiệm cá nhân. Mọi người không muốn phải tìm điều đam mê nhất, rồi làm điều đó quần quật hàng đêm và mỗi cuối tuần cho đến hết đời. Cái họ muốn là một cuộc sống có chủ đích mà họ được quyền kiểm soát toàn thời gian và kiếm đủ thu nhập.

Vì vậy, hãy thong thả quản lý cuộc sống bằng cách sử dụng các công cụ và kỹ thuật tương tự mà chúng ta sử dụng cho công việc của khách hàng hoặc công việc khiến bọn trẻ nhặt mấy mảnh Lego chết tiệt lên.

Kiểm tra nội dung cũ: Cuộc sống hàng tuần của bạn

Cách tốt nhất mà tôi có thể khuyên để thiết kế cuộc sống của bạn là nhìn lại phong cách sống của bạn trước đây. Đó là cách kiểm tra nội dung và là một trong những hành động tự suy xét tốt nhất mà bạn có thể thực hiện.

Tim Urban giới thiệu khái niệm mới về việc theo dõi cuộc sống của bạn theo tuần trên blog chuyên san của anh ấy, Wait But Why. Nó là một dạng tính toán phản ánh quá khứ thu nhỏ thành một biểu đồ có 52 hộp mỗi hàng, với mỗi hộp đại diện cho một tuần và mỗi hàng là một năm. Và kết hợp với thống kê ước tính tử vong của Cơ quan An sinh Xã hội, nó trình bày tổng quan về hành trình bạn đã sống và quãng thời gian còn lại.

Bạn có thể bắt đầu ngay bây giờ bằng cách tải xuống mẫu “Vòng đời theo tuần” (Your Life In Weeks) và làm theo hướng dẫn của tôi dưới đây.

Cuộc sống của tôi, vào khoảng nghỉ Xuân. Màu xám là khoảng thời gian không nhiều ý nghĩa, màu xanh lá cây là cho học tập, và màu xanh dương là sự nghiệp (các sắc thái của mỗi màu đại diện cho những thay đổi trong trường học hoặc công việc). Các chấm trắng đại diện các sự kiện tích cực, các chấm đen biểu thị các sự kiện tiêu cực. Dấu chấm màu cam là cơ hội tôi dự đoán. Dấu chấm trống là tuần trong tương lai.
Cuộc sống của tôi, vào khoảng nghỉ Xuân. Màu xám là khoảng thời gian không nhiều ý nghĩa, màu xanh lá cây là cho học tập, và màu xanh dương là sự nghiệp (các sắc thái của mỗi màu đại diện cho những thay đổi trong trường học hoặc công việc). Các chấm trắng đại diện các sự kiện tích cực, các chấm đen biểu thị các sự kiện tiêu cực. Dấu chấm màu cam là cơ hội tôi dự đoán. Dấu chấm trống là tuần trong tương lai.

“Vòng đời theo tuần” vẽ lên bản đồ với những nốt thăng trầm trong cuộc sống của bạn. Miêu tả cuộc sống từ khi sinh ra cho đến nay, và những gì đang chờ đợi ở phía trước.

  • Các sự kiện lớn trong cuộc đời của bạn là gì?
  • Cách bạn đã sử dụng thời gian của bạn cho đến nay?
  • Bạn có thể tiên liệu trước những sự kiện nào?
  • Bạn muốn sử dụng thời gian còn lại của mình thế nào?

Bản kiểm tra này tương tự với các kỹ thuật nghiên cứu định lượng người dùng và khả năng sử dụng như phân tích website, tỷ lệ chuyển đổi hoặc khảo sát hành vi. Đây sẽ là một cái nhìn tổng quan về cuộc sống và sự nghiệp duy nhất của một người – của bạn.

Bắt đầu bằng cách nhìn lại quá khứ…

  • Bạn đã đi học ở ngôi trường nào, khi nào?
  • Khi nào bạn chạm đến tuổi 18, 21, 40?
  • Khi nào bạn nhận được công việc đầu tiên? Sự nghiệp của bạn bắt đầu khi nào?
  • Chuyến đi yêu thích của bạn khi nào và ở đâu?
  • Bạn chuyển chỗ ở khi nào và ở đâu?
  • Dấu mốc lớn trong sự nghiệp hay các sự kiện đáng nhớ trong nghề nghiệp?
  • Các mối quan hệ, đám cưới, hoặc chia tay thì sao?
  • Khi nào con bạn chào đời?
  • Và đừng quên các sự kiện lớn khác: các vấn đề sức khỏe, chấn thương, thành công hoặc những biến cố khác.
Tuổi trẻ đã bị lãng phí. Tôi dành một vài năm đầu đời với thời gian vô nghĩa (xám) trước khi tham dự một loạt các trường học (chấm xanh lá cây) ở Bắc Carolina, Georgia, Virginia, Pháp và Scotland. Tôi cũng chuyển nhà một vài lần (chấm trắng). Chú thích ở bên lề.
Tuổi trẻ đã bị lãng phí. Tôi dành một vài năm đầu đời với thời gian vô nghĩa (xám) trước khi tham dự một loạt các trường học (chấm xanh lá cây) ở Bắc Carolina, Georgia, Virginia, Pháp và Scotland. Tôi cũng chuyển nhà một vài lần (chấm trắng). Chú thích ở bên lề.
Trưởng thành thật vất vả. Mùa hè đầu tiên và những đồng lương đầu tiên tự kiếm được đã đưa đến việc thành lập công ty đầu tiên và cuộc khủng hoảng đầu đời không thể tránh khỏi. Sau khi tốt nghiệp, cuộc sống trở nên phức tạp hơn: tôi đóng cửa công ty, ly dị, và đối phó với một vài cuộc khủng hoảng sức khỏe (chấm đen) nhưng cũng có con, tái hôn và xuất bản tiểu thuyết đầu tiên (chấm trắng).
Trưởng thành thật vất vả. Mùa hè đầu tiên và những đồng lương đầu tiên tự kiếm được đã đưa đến việc thành lập công ty đầu tiên và cuộc khủng hoảng đầu đời không thể tránh khỏi. Sau khi tốt nghiệp, cuộc sống trở nên phức tạp hơn: tôi đóng cửa công ty, ly dị, và đối phó với một vài cuộc khủng hoảng sức khỏe (chấm đen) nhưng cũng có con, tái hôn và xuất bản tiểu thuyết đầu tiên (chấm trắng).

Những gì bạn mong đợi…

  • Bạn muốn sự nghiệp của mình đi tới đâu và khi nào?
  • Mục tiêu cá nhân của bạn là gì?
  • Có con? Khi nào là lần nghỉ xuân cuối cùng với lũ trẻ? Khi nào chúng bắt đầu tự lập?
  • Khi nào bạn có thể nghỉ hưu?
  • Khi nào bạn có thể “an nghỉ”?
Tối ưu hóa tương lai. Nhìn về phía trước, tôi có thể đoán bốn kỳ nghỉ Xuân còn lại với những đứa con (mặc dù đã ly dị, chúng vẫn đi cùng tôi mỗi năm). Tôi cũng biết khi nào là kỳ nghỉ hè cuối cùng với chúng và khi nào chúng bắt đầu đến trường đại học.
Tối ưu hóa tương lai. Nhìn về phía trước, tôi có thể đoán bốn kỳ nghỉ Xuân còn lại với những đứa con (mặc dù đã ly dị, chúng vẫn đi cùng tôi mỗi năm). Tôi cũng biết khi nào là kỳ nghỉ hè cuối cùng với chúng và khi nào chúng bắt đầu đến trường đại học.
Thanh tiến trình của bạn đầy đủ đến mức nào? Sở an sinh xã hội giúp dự báo ngày an nghỉ của bạn. Nhưng đừng lo lắng. Bạn càng lớn tuổi, càng kéo dài thời gian lâu hơn.
Thanh tiến trình của bạn đầy đủ đến mức nào? Sở an sinh xã hội giúp dự báo ngày an nghỉ của bạn. Nhưng đừng lo lắng. Bạn càng lớn tuổi, càng kéo dài thời gian lâu hơn.

Viễn cảnh bản kiểm tra này cho thấy có thể khiêm tốn nhưng còn tốt hơn giả vờ không biết gì cả. Nhận ra rằng tuổi 40 thực sự là tuổi quá lứa có thể là động lực cho sự thay đổi. Biết được con bạn sẽ tự lập trong vài năm tới có thể giúp bạn dành sự ưu tiên hơn cho chúng. Hoặc xem bạn đã dành bao nhiêu thời gian cho giấc mơ của người khác sẽ giúp bạn có động lực để dành thời gian cho mơ ước của chính mình.

Khi kiểm tra bản thân mình, tôi đã bị sốc vì đã dành quá nhiều thời gian cho công việc mà lơ là với bản thân. Và thời gian còn lại trong ngày quá ngắn để tôi có thể làm thêm một cái gì đó. Tôi cũng bị sốc khi thấy ở nhà mình dành thời gian quá ít ỏi cho các con, thậm chí khi chúng còn nhỏ. Đột nhiên, việc ngồi không trong lúc tắc đường hoặc dành một buổi tối rời xa khỏi bộn bề công việc đem lại cho tôi những suy nghĩ mới. Tôi đã không oán giận quá khứ của mình – việc cũng đã làm và không thể thay đổi nó – nhưng từ đó để nhìn nhận cho hiện tại và tương lai của mình.

Kiểm tra tính khả dụng hiện tại: Biểu đồ Eisenhower

Khi nhận thức việc nhìn lại quá khứ, đã đến lúc nên xem xét cách bạn đang sử dụng thời gian ở hiện tại.

Biểu đồ Eisenhower – được khéo léo đặt theo tên vị tổng thống và đại tướng Mỹ, người đã cứu thế giới – là một đồ thị góc phần tư đặt cạnh nhau các việc khẩn cấp (Urgent) (thường là trục Y) và các việc quan trọng (Important) (thường là trục X). Nó giúp xác định các công việc ưu tiên giúp bạn tập trung vào việc sử dụng thời gian hiệu quả, không đơn thuần chỉ lấp đầy thời gian rảnh rỗi.

Nói một cách đơn giản, công cụ này sẽ giúp bạn:

  1. Tìm ra việc gì quan trọng đối với bạn.
  2. Ưu tiên nó.

Hầu hết chúng ta đấu tranh mỗi ngày (hoặc từng giờ từng phút) để tìm ra điều quan trọng nhất cần làm ngay bây giờ. Chúng ta liệt kê những gì mọi người mong đợi từ chúng ta, về những gì chúng ta đã hứa sẽ làm cho người khác, hoặc những gì cảm thấy cần giải quyết ngay lập tức. Sau đó, chúng ta mới thu xếp lịch trình của mình xung quanh những nhu cầu này.

Điều gì quan trọng với bạn? Thật dễ dàng để bị cuốn vào những công việc khẩn cấp - hoặc cảm thấy khẩn cấp - và bỏ qua những gì quan trọng. Nhưng tôi thường thấy rằng những điều quan trọng nhất không phải là đặc biệt khẩn cấp và do đó, nó cần được ưu tiên có ý thức.
Điều gì quan trọng với bạn? Thật dễ dàng để bị cuốn vào những công việc khẩn cấp – hoặc cảm thấy khẩn cấp – và bỏ qua những gì quan trọng. Nhưng tôi thường thấy rằng những điều quan trọng nhất không phải là đặc biệt khẩn cấp và do đó, nó cần được ưu tiên có ý thức.

Giống như tính năng ưu tiên cho một chức năng của phần mềm, công cụ phân tích này giúp tách biệt những gì “phải làm” và “nên làm” với “có thể và sẽ làm”. Nó thực hiện điều này bằng cách thử thách quán tính và lập giả định – xác định lượng thời tiêu thụ cho các hoạt động mà không được phép dành thêm hơn.

Bạn có thể tải xuống biểu đồ Eisenhower trống và bắt đầu sắp xếp như ví dụ của tôi.

Bắt đầu bằng cách liệt kê mọi thứ bạn làm – và ước có thể làm – trên Post-Its và nó sẽ đo lường mức độ khẩn cấp và quan trọng của những công việc đó với bạn ngay bây giờ. Chỉ cần đợi một chút. Nhìn vào các thông số. Đây có thể là lần đầu tiên bạn khiến mình tự thừa nhận những điều vô ích lại chiếm hết thời gian hoặc những việc ưu tiên lại chưa được thực hiện.

Điều gì quan trọng và khẩn cấp?

  • Deadline
  • Khủng hoảng sức khỏe
  • Thuế (vào cuối mỗi quý hoặc khoảng ngày 15/4)
  • Tiền thuê (ít nhất mỗi tháng một lần)

Điều gì quan trọng nhưng không khẩn cấp?

  • Việc bạn đam mê nhưng không có deadline
  • Một dự án dài hạn – có thể ủy nhiệm các phần nhỏ cho người khác không?
  • Nói cho những người thân rằng bạn yêu họ
  • Thời gian cho gia đình
  • Lập kế hoạch
  • Chăm sóc bản thân

Điều gì khẩn cấp nhưng không quan trọng?

  • Các cuộc gọi điện thoại
  • Text và Slack
  • Các email 
  • Việc ưa thích mà chưa được lên lịch

Không quan trọng và cũng không khẩn cấp

  • TV (vâng, thậm chí cả Netflix)
  • Mạng xã hội
  • Trò chơi điện tử
Làm một lần. Làm thường xuyên. Chúng tôi thường xuyên áp dụng biểu đồ Eisenhower vào kế hoạch kinh doanh và gia đình theo tuần. Bạn càng bận rộn, nó càng trở nên có giá trị hơn.
Làm một lần. Làm thường xuyên. Chúng tôi thường xuyên áp dụng biểu đồ Eisenhower vào kế hoạch kinh doanh và gia đình theo tuần. Bạn càng bận rộn, nó càng trở nên có giá trị hơn.

Mục đích là để xác định những việc quan trọng, không chỉ là những việc khẩn cấp. Để phân định các công việc ưu tiên của bạn. Và khi bạn lặp lại hoạt động này trong suốt nhiều tuần thậm chí nhiều năm, nó tạo ra tiềm thức về cách bạn phân chia thời gian và có thể có một tác động to lớn khi chia quỹ thời gian sử dụng. Bởi vì sự thật phũ phàng là, không một ai ưu tiên những điều quan trọng đối với bạn ngoài chính bạn. Tình nhân, gia đình, sếp hay khách hàng – tất cả họ đều có những công việc ưu tiên riêng của họ. Mỗi người đều có việc gì đó quan trọng. Và những ưu tiên đó không nhất thiết phải liên quan tới bạn.

Bởi vì những điều quan trọng – không nhất thiết phải khẩn cấp – cần sắp xếp lịch trình nếu chúng dễ dàng thực hiện và làm về lâu về dài. Đây là những ưu tiên chúng ta cần lưu ý. Và bạn biết mình phải làm gì với các ưu tiên này.

Ưu tiên chúng lên đầu.

"Điều quan trọng không phải là ưu tiên lịch trình, mà là lên lịch cho các ưu tiên." - Stephen Covey, Bảy thói quen của những người làm việc hiệu quả cao.
“Điều quan trọng không phải là ưu tiên lịch trình, mà là lên lịch cho các ưu tiên.” – Stephen Covey, Bảy thói quen của những người làm việc hiệu quả cao.

Xác định những việc ưu tiên rất quan trọng để sắp xếp chúng vào lịch trình. Bởi vì, nếu bạn muốn vẽ, đi du lịch, dành thời gian với con cái hoặc bắt đầu một công việc kinh doanh, không ai khác sẽ đặt công việc của bạn lên trước tiên. Người đó là bạn. Đó là quyết định của bạn để xác định việc gì là quan trọng và sau đó lên lịch. Và nếu thời gian không có đủ cho công việc, chỉ có một người để đổ lỗi.

Chúng tôi thực hành các biểu đồ này rất thường xuyên, cả cho gia đình và kế hoạch kinh doanh. Và một trong những điều tôi học được từ bài tập này là lời nhắc nhở lên lịch cho lũ trẻ. Và để sắp xếp thời gian cho việc tôi đam mê nhất – thì đó là viết lách. Tôi là một nhà thiết kế nhưng yêu con chữ, nên tôi mong muốn trở thành một nhà văn hơn. Và đó luôn là công việc mà tôi ưu tiên.

Số liệu thành công cho tương lai: Biểu đồ tương đồng

Nếu đã từng thấy thủ tục của sở cảnh sát, ở đây bạn cũng sẽ đã thấy một biểu đồ tương tự như vậy.

Biểu đồ tương đồng là một cách đơn giản để tìm các mẫu trong dữ liệu định tính. Các UXers thường dùng để phân tích về các cuộc phỏng vấn và dữ liệu khảo sát của người dùng, để tìm các mẫu thông báo cho cá nhân hoặc mẫu yêu cầu người dùng và tìm ra khoảng trống khó nắm bắt nhất.

Liên quan đến thiết kế cuộc sống của bạn, biểu đồ tương đồng là kỹ thuật mạnh mẽ cho cá nhân, đối tác và nhóm để xác định những gì họ muốn và cần thiết trong cuộc sống của họ, tổng hợp thông tin đó thành các yêu cầu có thể thực hiện và đo lường được cuộc sống để ước đoánhọ sẽ ra sao trong tương lai.

Tư tưởng lớn gặp nhau. Biểu đồ tương đồng nhóm có thể giúp bạn và gia đình, hoặc bạn và đối tác kinh doanh điều chỉnh các vấn đề ưu tiên. Vợ và tôi đã thực hiện điều này từ khi bắt đầu công việc kinh doanh để đảm bảo rằng chúng tôi luôn đồng điệu trong suy nghĩ. Và chúng tôi xem xét lại thường xuyên, để đo xem liệu chúng tôi có đang chung mục tiêu hay không.
Tư tưởng lớn gặp nhau. Biểu đồ tương đồng nhóm có thể giúp bạn và gia đình, hoặc bạn và đối tác kinh doanh điều chỉnh các vấn đề ưu tiên. Vợ và tôi đã thực hiện điều này từ khi bắt đầu công việc kinh doanh để đảm bảo rằng chúng tôi luôn đồng điệu trong suy nghĩ. Và chúng tôi xem xét lại thường xuyên, để đo xem liệu chúng tôi có đang chung mục tiêu hay không.

Bạn không cần mẫu ví dụ nào để vẽ biểu đồ tương đồng. Chỉ cần thật nhiều giấy nhớ và một bức tường xinh xắn, cửa sổ hoặc tấm bảng lớn.

Cách làm biểu đồ tương đồng (một mình hoặc về cuộc sống/đối tác kinh doanh)

  • Viết ra bất kỳ mục tiêu quan trọng nào mà bạn muốn đạt vào giấy nhớ.
  • Viết ra các giá trị hoặc các hoạt động  quan trọng mà bạn muốn ưu tiên.
  • Phân loại mong muốn thầm kín dưới mệnh đề “Tôi” để giữ phân tích từ quan điểm của người dùng (của bạn!).
  • Sắp xếp dữ liệu đó theo mong muốn. Ví dụ: ghi chú “Tôi muốn dành nhiều thời gian hơn với lũ trẻ” và “Tôi không muốn tiêu tốn 1h cho việc đến chỗ làm” có thể đồng nghĩa với tiêu đề “Tôi muốn làm việc gần nhà”.
  • Thực hành phân bổ thời gian. Bạn có thể dành cả ngày cho việc này. Đặt hẹn giờ để đảm bảo rằng bạn không tốn quá nhiều thời gian nhé (thuật ngữ kỹ thuật: navel gazing).

Đây là một kỹ thuật thực hiện cực kỳ nhanh chóng và dễ dàng để tổng hợp những mong muốn từ bảng “Cuộc sống của bạn theo tuần” và biểu đồ Eisenhower. Và bằng cách đóng khung các kết quả trong mệnh đề “Tôi”, bài nghiên cứu nói cho bạn biết – như là một nhân cách khác trong bạn hoặc của mối quan hệ đối tác với người khác.

Mong muốn như “Tôi muốn làm việc gần nhà” và “Tôi muốn làm việc vì nguyên nhân chính đáng” trở thành nhiệm vụ cuộc sống và các chỉ số thành công (KPI). Chúng sẽ tạo cơ sở để thử nghiệm và đánh giá lại.

Nói về thử nghiệm …

Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Xây dựng website theo cơ chế Block với Tilda

Nên thử nghiệm, hay làm ngay và luôn

Bây giờ bạn đã kiểm tra, xác thực và có một tầm nhìn cho cuộc sống mà bạn muốn, giờ làm gì với những thông tin này?

Thiết kế một giải pháp!

Có lẽ bạn chỉ cần thay đổi một điều. Có lẽ bạn cần thay đổi mọi thứ! Có thể bạn cần tiết kiệm một khoản tiền trước nếu thay đổi này ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi tiêu của bạn. Có lẽ bạn cần phải cắt giảm bớt các khoản phí. Không có thay đổi nào là không có hậu quả và mong muốn cuộc sống của bạn khác mọi người.

Khi vợ tôi ngồi xuống và bắt đầu, chúng tôi xác định rằng mình muốn:

  • Làm việc cùng nhau
  • Làm việc tại nhà, vì sẽ không phải tốn công đi lại
  • Bắt đầu ngày làm việc từ sớm, vì vậy chúng tôi sẽ hoàn thành vào thời điểm con cái từ trường về nhà
  • Không kiểm tra email hoặc slack sau giờ làm việc hoặc cuối tuần
  • Dành thời gian cho các việc ưu tiên và đam mê của chúng tôi.
Sắp xếp các ưu tiên đã giúp xác định các dịch vụ, công việc kinh doanh và lợi tức đầu tư mà khách hàng của chúng tôi có thể mong đợi.
Sắp xếp các ưu tiên đã giúp xác định các dịch vụ, công việc kinh doanh và lợi tức đầu tư mà khách hàng của chúng tôi có thể mong đợi.

Trung tâm vào tầm nhìn cuộc sống là một công việc kinh doanh mới – thứ đáp ứng nhu cầu về thu nhập, bảo hiểm và sự nghiệp, đồng thời tính khả dụng, niềm vui, sự hợp tác và tự hiện thực hóa. Và, trong quá trình này, các hoạt động cũng giúp chúng tôi xác định thêm những dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung cấp. Thiết kế, nội dung, giáo dục và tình bạn đã trở thành nhiệm vụ chúng tôi muốn dành thời gian và thực hiện.

Nhưng chúng tôi không vội vàng, không mảy may chú ý hoặc không quan tâm đến tác động, thay đổi trong công việc và thu nhập đối với gia đình. Thay vào đó, chúng tôi thử nghiệm trong công việc kinh doanh mới này trước khi cam kết đi vào thị trường.

Xây dựng nguyên mẫu là hoạt động kinh doanh nghiêm túc. Chúng tôi đã tận dụng lợi thế của một hackathon để thử nghiệm làm việc cùng nhau và với một nhóm trước khi bỏ công việc hành chính của chúng tôi.
Xây dựng nguyên mẫu là hoạt động kinh doanh nghiêm túc. Chúng tôi đã tận dụng lợi thế của một hackathon để thử nghiệm làm việc cùng nhau và với một nhóm trước khi bỏ công việc hành chính của chúng tôi.

Hợp tác với các freelance tự do ngoài giờ làm việc và hackathons, chúng tôi đã thử nghiệm nhiều loại công việc, đội nhóm và công cụ khác nhau đồng thời đánh giá các mối quan tâm “mơ hồ” nhưng khẩn cấp về kinh doanh và lối sống như tỉ lệ giờ, hợp tác từ xa và thay đổi giờ hành chính. Và với mỗi mẫu thử nghiệm, chúng tôi:

  1. Quan sát (nghiên cứu)
  2. Lặp lại (thiết kế)
  3. Đánh giá lại (thử nghiệm).

Từ đây đề xuất một số giải pháp là:

  • Mô hình nhóm làm việc từ xa dựa trên việc đồng bộ thông tin liên lạc và trạng thái kỹ thuật số (ví dụ: cuộc gọi điện thoại và trạng thái chờ Slack).
  • Không có hệ thống quản lý tác vụ chuyên dụng – mọi người đều có phương thức giải trình ưa thích riêng. Ví dụ, vợ và tôi thích bút cùng những xấp giấy và trao đổi với nhau thay vì các công cụ tự động hóa quá trình (chúng tôi đã nhận ra là thực sự ghét Trello!).
  • URL của chúng tôi – importantshit.co – là một trình sàng lọc các khách hàng về tính tương thích tính cách và hài hước.
  • Thời gian cho các dự án yêu thích theo phong cách Google Friday, được xây dựng lịch trình sao cho ưu tiên những việc quan trọng với mỗi người.

Và một số vấn đề chúng tôi xác định được:

  • Cả hai chúng tôi đều ghét sổ sách kế toán – chúng tôi mù mờ về thứ này.
  • Mở rộng một đôi nhóm làm việc từ xa, yêu cầu việc quản lý phải thật thận trọng.
  • Khởi nghiệp công việc kinh doanh rất khó khăn – cần phải thuê thêm người để giúp đỡ một tay.

Cuối cùng cũng đã ra mắt J + E Creative, chúng tôi đã có ý thức về những việc gì hiệu quả với chúng tôi và những thách thức nào cần được học hỏi và cần thành thục. Và bởi vì ngay từ ban đầu chúng tôi đã tạo mẫu trước, chúng tôi có sự tự tin và có một vài khách hàng thân thiết để chúng tôi không phải tiết kiệm quá nhiều tiền trước khi có ý định thay đổi.

Ứng dụng ROI để thiết kế cuộc sống 

Bề ngoài, chúng tôi đã tạo dựng nhiệm vụ mới cho chính mình. Tuy nhiên, sâu hơn, chúng tôi có thể kiểm soát trong tầm cho phép các biến và hoàn cảnh để đạt được mục tiêu lối sống của bản thân mình: dành nhiều thời gian hơn cho con cái, ưu tiên cho người bạn đời và gia đình trên công việc, dành thời gian tập thể dục và phát triển đam mê, kiểm soát tốt hơn tài chính trong tương lai.

Ứng dụng lợi tức đầu tư (Return On Investment – ROI) để thiết kế cuộc sống cũng đơn giản như những giải pháp thiết kế đã làm. Như Bill Burnett và Dave Evans đã nói, “Cuộc sống được thiết kế tốt là một cuộc sống có thể sinh sôi nảy nở – liên tục sáng tạo, đạt hiệu quả, thay đổi, phát triển và gây sự bất ngờ. Bạn nhận được còn nhiều hơn việc bỏ vào”.

Hy vọng rằng bạn hiểu cách kiểm tra bảng “Cuộc sống theo tuần của bạn” sẽ giúp bạn nhìn nhận lại quá khứ, biểu đồ Eisenhower có thể giúp bạn ưu tiên công việc hiện tại thế nào. Và cách thực hành biểu đồ những điều “muốn” và “cần” có thể giúp bạn nhìn xa hơn vấn đề tiền bạc, và đánh giá liệu bạn có đang đưa ra quyết định đúng đắn dành cho gia đình, khách hàng và dự án.

Sống và làm việc theo thiết kế. Tinh thần chánh niệm trong thiết kế cuộc sống và sự nghiệp cho phép chúng tôi theo đuổi việc kinh doanh của bản thân (J + E Creative) và niềm đam mê riêng (elliedecker.com và o-jd.com).
Sống và làm việc theo thiết kế. Tinh thần chánh niệm trong thiết kế cuộc sống và sự nghiệp cho phép chúng tôi theo đuổi việc kinh doanh của bản thân (J + E Creative) và niềm đam mê riêng (elliedecker.com và o-jd.com).

Luôn luôn là cho đi và nhận lại. Chúng tôi thường xuyên phải xem lại kết quả biểu đồ tương đồng để đảm bảo rằng chúng tôi vẫn đang bám sát mục tiêu. Hoặc sắp xếp lại công việc ưu tiên lại nhờ biểu đồ Eisenhower – đặc biệt với một tuần bận rộn đầy thử thách. Và đôi khi, có những việc khẩn cấp hơn cả sự quan trọng. Cuộc sống là vậy mà. Nhưng luôn luôn phải hiểu rằng cuộc đời mỗi người sẽ mong manh trước sóng gió thế nào khi để dòng thác xô đẩy ngược xuôi. Và phía trên chúng ta đã có các công cụ và khao khát mong muốn để giải quyết câu hỏi đó.

Vì vậy, lên lịch khởi động và thiết lập ngay deadline cho những nhiệm vụ mới nào!

Tải xuống để biết thêm?

Sẵn sàng để bắt đầu thiết kế một cuộc sống và sự nghiệp chánh niệm hơn? Dưới đây là một vài liên kết để giúp bạn bắt đầu:

Nguồn: www.smashingmagazine.com


Thietkewebwp.vn – thiết kế website Bán Hàng chuẩn SEO

Bài viết liên quan

15 điều NÊN làm trước khi thay đổi giao diện WordPress (180 lượt xem )

Mục lụcMở rộng Phạm vi: Quy trình Giáo Dưỡng Trọng TâmNghiên cứuThiết kếThử nghiệmTrải nghiệm cuối cùng: Quy Trình Sống…

Sửa lỗi h-entry với công cụ Xác thực dữ liệu Cấu trúc (477 lượt xem )

Mục lụcMở rộng Phạm vi: Quy trình Giáo Dưỡng Trọng TâmNghiên cứuThiết kếThử nghiệmTrải nghiệm cuối cùng: Quy Trình Sống…

5 việc cần làm trước khi thuê Designer thiết kế Website (107 lượt xem )

Mục lụcMở rộng Phạm vi: Quy trình Giáo Dưỡng Trọng TâmNghiên cứuThiết kếThử nghiệmTrải nghiệm cuối cùng: Quy Trình Sống…

Thiết kế Portfolio trên giao diện di động với Rich Brown (86 lượt xem )

Mục lụcMở rộng Phạm vi: Quy trình Giáo Dưỡng Trọng TâmNghiên cứuThiết kếThử nghiệmTrải nghiệm cuối cùng: Quy Trình Sống…

No ratings!

Chưa có đánh giá

Đánh giá bài viết




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *