8 loại trang cơ bản Nhà quản trị cần biết

  • 01/04/2020
  • 0 Bình Luận

Tạo ấn tượng ngay từ lần đầu tiên nhìn vào phần thiết kế của Website luôn là vấn đề ưu tiên khi xây dựng. Cho tới phút này, có tới gần 1.7 triệu website trực tuyến, với rất nhiều các loại website khác nhau để có thể nghiên cứu học hỏi. Nhưng đồng nghĩa với sự đa dạng đó sẽ khiến bạn phải băn khoăn trong việc quyết định đâu mới là mô hình phù hợp với bạn.8-loai-website-co-ban-nha-quan-tri-can-biet-1

Nếu đang là chủ của một doanh nghiệp nhỏ hay là một nhà thiết kế đồ họa, bạn cần phải nắm rõ trong lòng bàn tay những loại trang web cơ bản, từ đó để quyết định loại nào đáp ứng được nhu cầu của bạn. Nghiên cứu sự lựa chọn của đối thủ và kiểm tra để tạo được mô hình chuẩn mực cho thương hiệu và tập khách hàng của họ.

Dưới đây là danh sách 8 loại website:

1. Trang chủ

Trang chủ là đầu tàu của một website và đóng vai trò là bộ mặt của một thương hiệu.

Trang chủ của bạn giúp khách truy cập đến các khu vực khác nhau của trang web và nó cũng có thể đóng vai trò như một kênh chuyển đổi. Bởi vì hầu hết mọi người đến với bạn thông qua trang chủ, đây là nơi quan trọng nhất về mặt thiết kế.

Trang chủ có nhiều hình thức khác nhau, nhưng trong khi thiết kế nó, điều quan trọng là phải nhớ mục đích của trang chủ là “đầu tàu” điều hướng chính và là tâm điểm thu hút khách truy cập cho trang web. Cần nêu bật được doanh nghiệp của bạn là ai và đưa ra Đề xuất giá trị độc đáo (Unique Value Proposition). Thiết lập cấu trúc phân cấp và điều hướng đến các trang con từ trang chủ. Sử dụng bảng màu (16 bảng màu Website hấp dẫn thu hút tương tác năm 2020 – POKAMEDIA), logo và hình ảnh thật phù hợp với thương hiệu. Trang chủ thiết lập tông màu chủ đạo cho hình ảnh về doanh nghiệp, nhờ vậy chúng sẽ kể nên một câu chuyện về bạn là ai thông qua những hình ảnh và từ ngữ.

8-loai-website-co-ban-nha-quan-tri-can-biet-2
Matcha Kari

Matcha Kari là một ví dụ tuyệt vời về Trang chủ. Lưu ý thanh điều hướng ở đầu trang sẽ đặt tông màu sao khách truy cập vẫn nhìn thấy. Vì trang chủ đóng vai trò là đại diện cho các kênh chuyển đổi, bạn có thể hiển thị các phiếu giảm giá, đăng ký nhận email hoặc xem video về các sản phẩm tại đây.

2. Trang tạp chí

Một trang web tạp chí có tính năng như bài báo, hình ảnh và video chứa đựng các thông tin và mang tính giáo dục. Trong 20 năm qua, ngành tạp chí đã chuyển mình từ nền tảng chỉ in ấn sang định dạng kỹ thuật số. Loại website tạp chí hoạt động tốt với các trang web thông tin, đặc biệt là các ấn phẩm xuất bản bởi các trường đại học và tổ chức giáo dục truyền thông.

Khi bạn nghĩ đến việc tạo một trang tạp chí, hãy bắt đầu bằng cách xây dựng trên một khung mẫu cơ bản. Người dùng sẽ thấy một bố cục tương tự bất kể khi nào điều hướng đến trang chủ của bạn và mỗi bài viết phải có bố cục điều hướng tương tự. Hãy chú ý khả năng thích ứng thiết kế tổng thể trên các kích thước màn hình khác nhau để đảm bảo nội dung của bạn có thể dễ dàng đọc được cả trên máy tính và điện thoại thông minh.

8-loai-website-co-ban-nha-quan-tri-can-biet-3
Urban Omnibus

Urban Omnibus là một website tạp chí trực tuyến với bố cục truyền thống. Giao diện của bài viết trong ảnh được nhấn mạnh với một bức ảnh đại diện và một hộp mô tả kế bên, nêu lên nội dung chính. Bên dưới sẽ là bố cục lưới, từng cột với một ảnh chính, tiêu đề và mô tả ngắn gọn những nội dung người độc sẽ thấy trong bài viết.

3. Trang thương mại điện tử

Website thương mại điện tử (e-commerce) – TMĐT, là điểm đến mua sắm trực tuyến, nơi người dùng có thể mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ công ty của bạn.

Một trang web TMĐT mạnh mẽ giúp khách hàng dễ dàng tra cứu các sản phẩm, lọc theo danh mục, làm nổi bật các sản phẩm bán chạy và chuyển đổi mua hàng. Một cách dễ dàng để bắt đầu với loại website này là liên kết thông qua một nền tảng TMĐT đầy đủ công cụ như Shopify hoặc Squarespace. Đội ngũ của bạn có thể dễ dàng cập nhật trực tuyến hàng tồn kho và liệt kê các sản phẩm mới. Thêm vào đó, bởi vì hệ thống được kết nối với nhau, bán hàng, hậu cần và marketing tất cả đều có thông báo về những kết quả hoạt động tốt. Về mặt thiết kế, các nền tảng TMĐT cung cấp một số mẫu phù hợp với nhu cầu của gần như bất kỳ mô hình kinh doanh.

8-loai-website-co-ban-nha-quan-tri-can-biet-4
Flipkart

Flipkart bán một loạt đa dạng các sản phẩm, có nghĩa là có rất nhiều mặt hàng trên trang chủ của họ. Lưu ý cách họ chia thành các danh mục cụ thể nhưng vẫn cũng cung cấp thông tin các ưu đãi nổi bật trong ngày. Hình ảnh chuyên nghiệp và hiển thị sản phẩm rõ ràng, phần mô tả ban đầu ngắn gọn, có thể xem chi tiết hơn trên trang sản phẩm.

4. Trang Blog

Đặc trưng của một trang blog là có các bài viết, hình ảnh và video. Chúng luôn được cập nhật thường xuyên. Blog với nội dung cá nhân, giản dị hơn so với tạp chí. Nhưng kể từ đó, sự khác biệt đó không còn quá rõ ràng, bây giờ các thương hiệu và doanh nghiệp lớn cực kỳ nổi tiếng nếu có blog riêng. Bổ sung thêm các nội dung chuyên gia để cải thiện uy tín của công ty hoặc cá nhân là hoàn hảo. Blog cũng cung cấp tài liệu cho các bài đăng truyền thông xã hội và các chiến dịch email.

Tuy nhiên, một blog cũng có thể là gánh nặng cho các công ty nhỏ hơn. Hãy chắc chắn rằng bạn có đội nhóm và chiến lược phù hợp để giữ cho nội dung “tươi mới” trước khi xem xét khởi chạy một chiến dịch. Hoặc tốt hơn có thể không cần blog và thay vào đó là một vài video hoặc bài hướng dẫn hơn là những bài blog lỗi thời vô vọng.

8-loai-website-co-ban-nha-quan-tri-can-biet-5
Nourish Eats

Nourish Eats giữ mọi thứ chừng mực đơn giản và tập trung vào nội dung trên blog. Thay vì sử dụng một thanh cuộn ở đầu trang, trang web tích hợp một thanh trượt xoay sang phải, đi qua các danh mục khác nhau trên trang web. Thanh trượt giữ cho nội dung mới mẻ và thu hút người dùng. Họ có thể điều hướng tại bất kỳ trang nào hoặc sử dụng các nút mũi tên để chuyển tiếp hoặc quay lại.

5. Trang Portfolio

Website danh mục đầu tư (portfolio) là mảnh đất các chuyên gia sáng tạo giới thiệu công việc, sản phẩm tốt nhất của họ. Một công cụ hoàn hảo cho các nghệ sĩ, nhà văn, nhà thiết kế, nhà làm phim, nhà xây dựng đồ nội thất – bạn có thể tự đặt tên cho nó.

Khi bạn xây dựng một Portfolio, bạn không cần phải thêm thắt chi tiết từng dự án nhỏ lẻ đã từng làm. Thay vào đó, tập trung toàn bộ vào việc tạo các danh mục và làm nổi bật dự án tốt nhất từ trước đến nay trong ​​mỗi danh mục. Website portfolio đòi hỏi sáng tạo hơn, vì vậy đây là nơi để thử nghiệm bố cục độc đáo và thêm mới các tính năng thú vị.

8-loai-website-co-ban-nha-quan-tri-can-biet-6
Gautier Maillard

Danh mục đầu tư trực tuyến của nhà thiết kế Gautier Maillard là sự hòa trộn hoàn hảo của sự sáng tạo và những dự án nổi bật nhất. Khi người dùng cuộn xuống, từng hình ảnh sẽ được tô sáng. Nhấp vào bất kỳ hình ảnh và bạn thấy các chiến dịch quảng cáo từ dự án đó. Nếu bạn muốn biết thêm về nhà thiết kế, hãy nhấp vào nút điều hướng ở góc trên bên phải và biết rằng anh ấy sống ở Paris, nơi anh ấy đã nghiên cứu và những dự án anh ấy đã làm. Bố cục và chiến lược hoạt động trọng tâm theo kết quả công việc thực tế, còn văn bản được lược giản đi. Thường người dùng sẽ xử lý và ghi nhớ hình ảnh tốt hơn so với câu chữ.

6. Trang đích (Landing Page)

Trang đích là một loại trang riêng biệt được tạo cho một chiến dịch tiếp thị, nhằm thúc đẩy khách truy cập thực hiện một hành vi cụ thể.

Nội dung trên trang đích nên được giới hạn và hướng tới lời kêu gọi hành động (CTA) mà bạn muốn người sử dụng nhấp vào. Hãy để trống thật nhiều khoảng trắng xung quanh CTA, và đưa các yếu tố không liên quan đến mục đích của chiến dịch sang cho các trang khác.

8-loai-website-co-ban-nha-quan-tri-can-biet-7
Shopify

Trang đích tặng dùng thử miễn phí của Shopify, với các tiêu đề và lời kêu gọi hành động đơn giản, chẳng hạn như “Bắt đầu dùng thử miễn phí”. Tất cả các yếu tố trên trang thúc đẩy người mua thông qua một hành trình rất cụ thể, tạo đủ điều kiện để trở thành một người mua hàng tiềm năng. Họ sử dụng các hình ảnh hợp thời trang, có liên quan và thêm một chút hiệu ứng 3D với chiếc kính râm trên góc, đồng thời cho thấy bố cục của các các trang mua sắm của họ trông như thế nào.

7. Trang truyền thông xã hội

Hiện nay có khoảng 2,77 tỷ người trên phương tiện truyền thông xã hội với hàng chục nền tảng khác nhau. Bất kể đối tượng mục tiêu là ai, bạn sẽ tìm thấy họ trên Facebook, Twitter, Instagram, Snapchat hoặc LinkedIn. Mặc dù bạn không thể tự thiết kế lại các nền tảng đó theo ý mình, nhưng bạn có một số quyền kiểm soát giao diện trang và bạn tạo nội dung thúc đẩy chia sẻ phương tiện truyền thông xã hội.

Hãy tạo một cái nhìn nhất quán trên tất cả các trang truyền thông xã hội với website của bạn, để người dùng biết ngay thương hiệu của bạn trên trang. Cùng một logo và đồng màu sắc. Xây dựng tiếng nói cá nhân và làm sáng trên tất cả các nội dung.

Khi tạo nội dung, hãy tập trung vào những thứ có tiềm năng cao được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội, chẳng hạn như video giải trí, infographics, memes, báo cáo chuyên sâu và quà tặng miễn phí.

8-loai-website-co-ban-nha-quan-tri-can-biet-8
Nutellla trên Facebook

Trang Facebook Nutella từ cho thấy một sự pha trộn thú vị về nội dung mà tất cả đều phù hợp với bảng màu tổng thể và giao diện của thương hiệu. Chúng có các meme được tạo riêng cho phương tiện truyền thông xã hội, chẳng hạn như Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ Nutella của tôi với …” Tuy nhiên, họ cũng cung cấp các video và ý tưởng sử dụng sản phẩm của họ theo những cách độc đáo. Lưu ý cách họ tạo các nút phương tiện truyền thông xã hội trên trang web của họ để người dùng dễ dàng nhìn thấy chúng trên các nền tảng khác.

8. Trang danh mục và liên hệ

Trang danh mục hoặc liên hệ là nơi người dùng có thể kết nối với bạn hoặc người khác.

Loại trang web này hoạt động tốt khi bạn muốn liệt kê một kho lưu trữ của các doanh nghiệp hoặc người trong một tổ chức. Ví dụ: danh mục nhà hàng địa phương đưa ra các quán ăn trong khu vực với thực đơn, mức giá, số điện thoại và nhận xét.

Chính website danh mục sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp, tổ chức. Ví dụ, một hiệp hội của các nha sĩ địa phương trong một thành phố có thể liệt kê từng phòng khám, lĩnh vực chuyên môn và thông tin liên lạc. Lưu tùy chọn thiết kế này lại dự phòng khi khách hàng yêu cầu.

8-loai-website-co-ban-nha-quan-tri-can-biet-9
Manta

Manta là một dsnh mục kinh doanh gồm các doanh nghiệp nhỏ dựa trên vị trí địa lý. Bên cạnh tìm kiếm từ khóa, trang web còn cung cấp trình duyệt danh mục trong các lĩnh vực như nhà hàng, nhà thầu và bác sĩ. Các công ty có thể thêm một thư mục vào danh mục và trang web có thể kiếm tiền thông qua quảng cáo.

Hãy quyết định cho mình loại Website phù hợp nhất

Thiết kế tốt không chỉ đơn giản là một vẻ ngoài hấp dẫn, mà còn thúc đẩy sự tham gia tương tác của người dùng và được nhắm mục tiêu vào nhu cầu của người xem tốt hơn. Hãy chú ý công ty khác đã thực hiện những gì với thiết kế trang web của họ và nhanh chóng xác định định dạng nào hoạt động tốt nhất cho từng dự án. Biết những gì người khác đã hoàn thành cho các loại website khác nhau mang lại cho bạn cảm giác mạnh mẽ, tự tin về loại trang web sẽ hoạt động tốt nhất cho bạn.

Nguồn: 99designs.com

Bài viết liên quan

15 điều NÊN làm trước khi thay đổi giao diện WordPress (83 lượt xem )

Mục lục1. Trang chủ2. Trang tạp chí3. Trang thương mại điện tử4. Trang Blog5. Trang Portfolio6. Trang đích (Landing Page)7.…

Sửa lỗi h-entry với công cụ Xác thực dữ liệu Cấu trúc (265 lượt xem )

Mục lục1. Trang chủ2. Trang tạp chí3. Trang thương mại điện tử4. Trang Blog5. Trang Portfolio6. Trang đích (Landing Page)7.…

5 việc cần làm trước khi thuê Designer thiết kế Website (44 lượt xem )

Mục lục1. Trang chủ2. Trang tạp chí3. Trang thương mại điện tử4. Trang Blog5. Trang Portfolio6. Trang đích (Landing Page)7.…

Thiết kế Portfolio trên giao diện di động với Rich Brown (23 lượt xem )

Mục lục1. Trang chủ2. Trang tạp chí3. Trang thương mại điện tử4. Trang Blog5. Trang Portfolio6. Trang đích (Landing Page)7.…

No ratings!

Chưa có đánh giá

Đánh giá bài viết




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *